Nhìn lại esports Việt 2017: Trong khi các game "hạ đẳng" đều vào CKTG, các "thượng đẳng" đang ở đâu?

Ngày hôm qua, ngày khi Đột Kích Việt Nam giành được ngôi vị Á quân tại chung kết thế giới Đột Kích thì hôm nay, Admin kỳ cựu của group Dota2Vn đã đăng đàn nói về vấn đề gây tranh cãi suốt thời gian qua: Game esports "thượng đẳng" và "hạ đẳng" ở Việt Nam.

Ngày hôm qua, khi Đột Kích Việt Nam giành được ngôi vị Á quân tại chung kết thế giới Đột Kích - CFS 2017 Grand Finals trên đất Tây An - Trung Quốc thì hôm nay, admin kỳ cựu của group Dota2Vn đã đăng đàn nói về vấn đề gây tranh cãi suốt thời gian qua: Game esports "thượng đẳng" và "hạ đẳng" ở Việt Nam.

"Toxic", "hại não"...là những cụm từ mà trên khắp các diễn đàn hay mạng xã hội người ta nhận xét về cộng đồng của các game mang danh "thượng đẳng". Cuối cùng, nhìn lại năm 2017 các game "kiddo" (được hiểu là game trẻ trâu - game con nít) "khoác trên mình cái mác esports rởm" đều ôm tiền trăm triệu, tiền tỷ từ các giải chung kết khu vực, thế giới. Còn các game "thượng đẳng" đang ở đâu trên "bản đồ esports" này?

 Game thượng đẳng và hạ đẳng là gì?

Game "thượng đẳng" và "hạ đẳng" là gì?

Theo định nghĩa phổ biến trên các mạng xã hội, các game "thượng đẳng" ở đây là Dota2, CS:GO, Overwatch, Vainglory hay Playerunknow's Battleground còn hạ đẳng sẽ là các game như Đột Kích, Liên Minh Huyền Thoại, Liên Quân Mobile hay Tập Kích, Truy Kích.

Cộng đồng người dùng thuộc nhóm "thượng đẳng" có độ tuổi thường ở trên mặt bằng chung của gamer Việt (thường từ lứa tuổi sinh viên trở đi). Tầng lớp "thượng đẳng" này có xu hướng tự thu mình lại, miệt thị cộng đồng "hạ đẳng", bảo thủ với tư duy bài trừ "kẻ ngoại đạo" và thậm chí là miệt thị chính những người mới chơi tìm đến game "thượng đẳng".

Nhìn lại esports Việt 2017: Trong khi các game

Trong khi đó, các tầng lớp game "hạ đẳng" thuộc nhóm game mà phía "thượng đẳng" gọi là "kiddo games" lại có xu hướng rất cởi mở và nhiệt thành, đón nhận mọi lứa tuổi vào cùng hoạt động, học hỏi hay phong trào.

Thực tế là như vậy, khi đăng tải bài viết này, chắc chắn chúng tôi xác định được nó sẽ là bão tố nhưng nếu không có hồi chuông cảnh tỉnh, bao giờ "thượng đẳng" mới có tên trên bản đồ esports thế giới? Nguyên nhân ở đây là gì?

Trước khi nói về vấn đề chính, để đảm bảo chắc chắn lập luận, chúng tôi xin liệt kê thành tích hoặc thành quả của các game "hạ đẳng" trong năm 2017.

- Đột Kích: Có hệ thống giải đấu chuyên nghiệp CFEL mỗi năm 2 mùa, trả lương đầy đủ hàng tháng cho vận động viên ngay khi mùa giải bắt đầu với mức lương không hề thấp. Các team vào Chung kết sẽ ẵm hàng chục triệu thậm chí vài trăm triệu đồng giải thưởng và đi thi đấu nước ngoài mỗi năm vài lần.

Ngay trong chiều qua, tại trận Chung kết Thế giới Đột Kích - CFS 2017 Grand Finals, tuyển Việt Nam (EVATEAM) đã giành ngôi Á quân và mang về 200,000 đô la Mỹ tiền thưởng (tương đương 4,5 tỷ đồng).

 EVATEAM giành ngôi Á quân CFS 2017 Grand Finals.

EVATEAM giành ngôi Á quân CFS 2017 Grand Finals.

- LMHT: Năm qua là 1 năm Liên Minh Huyền Thoại có khá nhiều thành tích ấn tượng.

Cả 2 đội tuyển LMHT là Gygabyte Marines (GAM) và Young Generation (YG) đều lọt vào CKTG LMHT, đưa tên tuổi của VN trong cộng đồng LMHT thế giới lên 1 tầm cao mới nếu không muốn nói Việt Nam là một "thế lực" rất mạnh ở Đông Nam Á cũng như trên thế giới hiện tại.

 GAM kiếm được hơn 103 ngàn đô tiền giải và YG là hơn 34 ngàn đô, xếp top 20 thế giới năm 2017.

GAM kiếm được hơn 103 ngàn đô tiền giải và YG là hơn 34 ngàn đô, xếp top 20 thế giới năm 2017.

Bên cạnh đó, Liên Quân Mobile mới đây cũng đã có team GameTV giành ngôi Á quân tại giải đấu Quốc tế và đem về 100 ngàn đô la Mỹ hay Tập Kích cũng được lên sóng truyền hình VTC.

Nhìn lại esports Việt 2017: Trong khi các game

Quay trở lại vấn đề, khi các "hạ đẳng" đều có "danh phận" còn các "thượng đẳng" thì sao? Chúng ta có thể kể ra một lô một lốc những vấn đề của cộng đồng "thượng đẳng" rất dễ thấy.

- Bán độ: Liên tiếp xảy ra ở các giải Dota2 và CS:GO. Số lượng giải có sự tham gia của các team VN đã ít nhưng bán độ chưa bao giờ là vấn đề cũ, nó làm xấu đi rất nhiều hình ảnh của game thủ "thượng đẳng" Việt.

- "Đóng cửa với thế giới": Sẽ rất dễ thấy nếu có một "seeder" nào đó đăng trong các group của "thượng đẳng", ngay lập tức sẽ bị kick khỏi cộng đồng. Nhưng ngược lại, vài trò của các seeder này lại làm cộng đồng được biết đến nhiều hơn, thu hút thêm người tham gia.

- Bài trừ tân binh một cách quá khích: Thật vậy, mỗi khi người chơi mới tìm đến, hỏi han. Bạn có tin không, sẽ có rất nhiều comment nếu không miệt thị thì cũng tìm cách troll làm người mới nản chí, không muốn tiếp cận thêm.

- Luôn luôn "trên cơ": Luôn đặt vị thế game của mình trên sở thích của người chơi khác, dẫn đến những cuộc tranh luận mang ngôn từ trịch thượng trên khắp mạng xã hội. Thế nên, mỗi khi game "hạ đẳng" có gì đó có thể dìm được, là các "thượng đẳng" sẽ ngay lập tức tham gia và thường thì các "hạ đẳng" sẽ chẳng mấy khi phản kháng hoặc họ thực sự không quan tâm cho lắm.

 Thống kê top thu nhập từ esports của Việt Nam. Các Thượng đẳng ở đâu trong số đó? (Số liệu từ esportsearnings.com)

Thống kê top thu nhập từ esports của Việt Nam. Các "Thượng đẳng" ở đâu trong số đó? (Số liệu từ esportsearnings.com)

Lối đi nào cho game 'thượng đẳng" esports ở Việt Nam?

Trên thực tế, người Việt chơi game esports khá là tốt, đặc biệt là những game có tiết tấu nhanh và dễ chơi nhưng khó giỏi. Thế nhưng, vấn đề nằm ở chỗ, esports sẽ chỉ phát triển khi được cộng đồng đón nhận. Mà với tâm thế của các "thượng đẳng" hiện tại, ngay cả việc đề xuất Việt hoá game còn bị coi là "mất chất", người chơi mới bị cô lập thì quá khó để tìm ra giải pháp...Kết cục, khi giải lớn, giải nhỏ - 'hạ đẳng" đều là thế lực của thế giới hết rồi, còn "thượng đẳng" đang ở đâu?