Dù trong cuộc sống hiện đại, nhưng tục "thách cưới" có từ ngàn xưa vẫn được xem là tục lệ truyền thống có tính ràng buộc của tổ tiên. Hiện tại, tục lệ này vẫn được duy trì và truyền từ đời này qua đời khác. Nhưng nếu như ngày xưa, các tục thách cưới khá đơn giản, nhẹ nhàng chủ yếu mang tính lễ nghi thì đến nay, nó đã có nhiều biến tướng mang hơi hướng thương mại. Hệ quả của nó gây ra sự tốn kém về vật chất, sự khủng hoảng về tinh thần và để lại hệ lụy lâu dài với cả 2 nhà.
Nhà gái thách cưới đúng bằng số cân nặng của cô con dâu
Mới đây, một câu chuyện bi hài được một chàng trai chia sẻ trên MXH khiến cộng đồng dậy sóng, người đồng cảm nhưng cũng có người lại chê bai nam chính. Theo chia sẻ, khi chàng trai biết bạn gái bầu đến 3 tháng mới đi khám, định cưới luôn nhưng do ảnh hưởng của dịch nên đành phải hoãn 1 - 2 tháng. Khi ấy nhà gái cũng đồng tình, không có ý kiến gì. Phải tới đầu tháng 8, gia đình nhà trai mới lên thưa chuyện nhưng lại nhận về yêu cầu khá dị, đó là tục thách cưới, nhưng điều kiện của phong tục này là không bình thường hay theo quy định nào cả.
Bên nhà trai méo mặt khi nhà gái thách cưới đúng bằng số cân nặng của cô con dâu. Việc bầu bí tới tận 5 tháng mà cân nặng của cô gái đã lên tận 72kg, quy ra cũng 72 triệu đồng. Nhà trai dự định sẽ bỏ tráp 20 triệu thôi, nhưng nghe tới đây thì nhà trai không biết phải xoay thêm ở đâu.
Ảnh minh họa
Bố cô dâu đưa ra ý kiến: "Nuôi cháu nó đến tầm này là 24 tuổi, thôi chả nói xa xôi làm gì, chỉ xin đàng bên ấy đúng số cân của cháu".
"Cả nhà em méo mặt, bình thường vợ em chưa chửa cũng đã 60kg, giờ chửa 5 tháng lên 72kg, tức là 72 triệu cho tiền thách cưới", chàng trai bức xúc."Chi phí cưới hỏi nhà em đã tính toán kỹ lưỡng rồi, có tính là sẽ biếu nhà gái 20 triệu, nhưng đến bây giờ vì cái thách cưới này mà bố mẹ em phải méo mặt vì không biết xoay thêm ở đâu nữa cả, hỏi vợ xem có cách nào không thì vợ bảo đã là lệ rồi không sửa được.",
"Bây giờ chán không chịu được, không biết làm thế nào, nhà thì có quả chum sắp nổ mà thách cưới cao quá, lại còn đòi trong đám cưới chúng mình song ca, cứ tình hình thế này thì cũng đến huỷ cưới chứ ca hát gì nữa, lệ làng kiểu gì không biết", chú rể tương lai ngao ngán.
Ảnh minh họa
Sau ít giờ chia sẻ, bài viết nhận về nhiều sự quan tâm. Một số cư dân mạng cho rằng dù gì thách cưới cũng chỉ là nghi thức, cốt yếu vẫn là sau đó thì vợ chồng sống hạnh phúc, tiền thách cưới sau cũng cho con cho cháu chứ bố mẹ chẳng lấy về làm gì.
Dân mạng cũng quan ngại sâu sắc với tục lệ dị này.