Gián đất là mồi thường được các cần thủ sử dụng khi đi câu. Hiển nhiên, các cửa hàng bán mồi câu đều không thể bỏ qua mặt hàng này và đó cũng là động lực để người đàn ông có tên Hồ Hoàng Khanh, sống trong con hẻm gần cầu vượt Cây Gõ (Q.11,TP.HCM) có công việc ổn định. Hằng ngày, ông Khanh chuyên đi săn "tiểu cường" để cung cấp cho các cửa hàng có nhu cầu. Thời gian ông Khanh bắt đầu đi săn là từ 9h sáng với đồ nghề chỉ là vỏ lon, cây gỗ có dính nhựa.
Địa bàn làm việc của người đàn ông này là các bãi đất trống, khu vực nhiều cây cối, chất thải trên đường Tên Lửa (Q.Bình Tân, TP.HCM).
Công việc bắt gián của ông Khanh chỉ cần đồ nghề là vỏ lon và 1 cây gỗ hoặc que có dính các chất bám dính. (Ảnh: Thanh Niên)
Thời điểm bắt đầu ngày làm việc mới của ông Khanh là 9 giờ sáng. (Ảnh: Thanh Niên)
Những bãi rác ẩm thấp, có nhiều đất xốp là nơi ông thường lui tới vì gián tập trung khá nhiều. (Ảnh: Thanh Niên)
Vì cuộc sống có thu nhập bấp bênh, ông Khanh được người chủ cửa hàng bán đồ câu khuyên chuyển sang việc bắt gián và từ đó ông gắn bó với công việc này. (Ảnh: Thanh Niên)
Ý tưởng "đi câu gián cho dân câu cá" mang lại thành công cho ông Khanh, được biết, ông bán với giá 50.000 đồng/lon với khoảng 100 con bên trong. (Ảnh: Thanh Niên)
Với sự cần cù và chịu khó, ông Khanh và vợ đã nuôi sống cả gia đình với công việc này. (Ảnh: Thanh Niên)
Việc bắt gián trước đây khá thuận lợi, nhưng tình trạng đô thị hóa đã khiến việc đi săn của ông Khanh trở nên khó khăn hơn. Ông phải di chuyển quãng đường từ 6 - 8 km mỗi ngày để tìm kiếm địa bàn thích hợp. Hiện tại, với mức giá 50 ngàn đồng/lon thì ông có thể kiếm tiền triệu mỗi ngày. Đó là nguồn kinh tế đảm bảo cho gia đình, nuôi 4 con ăn học đàng hoàng. Ông Khanh còn chia sẻ thêm lợi ích từ công việc bắt gián đã giúp ông minh mẫn, nhanh nhẹn hẳn ra so với những người bạn. Hiện tại, 2 vợ chồng ông vẫn kiên trì bám trụ với nghề này.