Được đầu tư tốn kém nhất, thế nhưng những siêu phẩm game này mãi chưa được phát hành vì những lý do đặc biệt

Các tựa game tưởng chừng như là bom tấn khi được đầu tư rất nhiều, nhưng mãi không tới tay người hâm mộ.

Quá trình tạo ra một video game là rất tốn kém, đặc biệt là với các tựa game AAA. Có nhiều vấn đề dẫn đến việc một trò chơi không thể được ra mắt, có thể đó là do quá trình phát triển đã vượt quá ngân sách được cấp duyệt, cũng có thể do thay đổi trong đường lối phát triển của công ty chủ quản…

Nhưng vì lý do này hay lý do khác, thì có một thứ vẫn không thể thay đổi khi một trò chơi bị hủy, đó là các nhà phát triển sẽ không bao giờ hoàn trả lại số tiền mà họ đã bỏ vào đó, bất kể số tiền đó lớn đến đâu. Dưới đây là một số video game mà chúng ta sẽ không bao giờ được chơi, mặc dù đã có rất nhiều tiền bạc được đầu tư vào chúng.

The Hobbit

Được đầu tư tốn kém nhất, thế nhưng những siêu phẩm game này mãi chưa được phát hành vì những lý do đặc biệt - Ảnh 1.

TT Games được biết đến nhiều nhất với các tựa game đã thành danh, đặc biệt là dòng game Lego, ngoài ra còn có các trò chơi như Toy Story 2: Buzz Lightyear và Crash Twinsanity . TT Games thậm chí còn có nguyện vọng phát triển một tiêu đề không gắn liền với Lego cho phim The Hobbit . Công ty này muốn sản xuất trò đó đến mức họ đã không màng đến việc cân đối kinh tế cho kế hoạch The Hobbit này.

Giám đốc lâu năm của TT Games, Jon Burton tiết lộ rằng để ký kết thỏa thuận ràng buộc nhằm sản xuất The Hobbit , công ty phải thuyết phục được Peter Jackson và Guillermo del Toro. Vì vậy, nhóm của Burton đã sản xuất các bản demo một vài trò chơi dựa trên các cảnh trong phim Lord of the Rings để thể hiện tầm nhìn gắn liền với The Hobbit của họ. Bản demo bao gồm bốn cấp độ được chau chuốt và năm bản demo với công nghệ cao bao gồm tất cả các tính năng của một trò chơi hoàn thiện kết hợp với các cảnh phim hấp dẫn như chiến đấu, tàng hình, và các cảnh tượng hoành tráng khác.

Burton ước tính nhóm của ông đã chi hơn 1 triệu đô la cho bản demo nhỏ này, tất cả chỉ vì mục đích gây ấn tượng với Jackson và del Toro. Nhưng rồi mọi thứ đã không đem lại hiệu quả, và 1 triệu đô la đã ra đi, trong khi chúng ta vẫn không được chứng kiến bất kỳ một trò chơi The Hobbit nào.

This Is Vegas

Được đầu tư tốn kém nhất, thế nhưng những siêu phẩm game này mãi chưa được phát hành vì những lý do đặc biệt - Ảnh 2.

Hầu hết mọi công ty game đều mơ ước có thể sản xuất ra một tựa game có thể hủy diệt Grand Theft Auto. Trong đó có Midway, công ty đã dành đến nửa thập kỷ và một đống tiền để có thể tung ra một trò chơi có thể hạ bệ GTA, nhưng chúng ta vẫn chưa từng được chứng kiến trò chơi ấy.

GTA -killer mang đầy hy vọng của Midway có tên là This Is Vegas, nhưng nó đã gặp rắc rối ngay từ những ngày đầu tiên. Ban đầu không ai biết phải làm gì với trò chơi, mặc dù bối cảnh của nó đã được xác định là Las Vegas. Cuối cùng, nhóm phát triển của trò chơi đã quyết định chọn một câu chuyện hài kịch đen tối, châm biếm được chấp bút bởi cựu biên tập viên Cracked Jay Pinkerton. Trong khi câu chuyện của trò chơi đang diễn ra tương đối tốt đẹp, thì phía kỹ thuật lại gặp rất nhiều vấn đề do quyết định thực hiện trò chơi trong Unreal Engine 3.

Các nhà phát triển đã cố gắng tiếp tục nhưng rồi vẫn phải dừng lại trong cay đắng, ngay cả sau khi Warner Bros mua lại studio này thì mọi thứ cũng đá không thể cứu vãn được nữa. Các trang web như Slate ước tính rằng đã có từ 40 đến 50 triệu đô la đã được đầu tư cho This Is Vegas, trong khi DidYouKnowGaming? ước tính con số này là 60 triệu đô la. This Is Vegas là một canh bạc lớn, và giống như hầu hết các canh bạc khác, nó không thành công.

Fable Legends

Được đầu tư tốn kém nhất, thế nhưng những siêu phẩm game này mãi chưa được phát hành vì những lý do đặc biệt - Ảnh 3.

Khi một studio đổ một đống tiền vào một trò chơi, đó thường là dành cho một dự án mang nhiều hoài bão. Nhưng điều này có vẻ không đúng với trò chơi Fable cuối cùng .

Trong khi nhiều game thủ háo hức dự đoán về Fable Legends, thì thực tế là chẳng có thông tin gì chính thức được đưa ra. Theo Eurogamer, việc sản xuất Fable Legends gặp phải một số vấn đề. Các nhà phát triển phải vật lộn với cơ chế của trò chơi, sau khi họ đã phớt lờ các lời khuyên từ chính những chuyên gia mà họ đã thuê để giúp sửa cơ chế của trò chơi này. Về mặt kỹ thuật cũng không khá hơn là bao, Fable Legends được xây dựng trên Unreal Engine 4, vốn có nhiều lỗi vào thời điểm đó, nên cho dù có bao nhiêu bản vá được phát hành thì cũng là không đủ.

Mặc dù được dự tính sẽ là một game miễn phí, nhưng theo như Eurogamer tiết lộ, thì dự án này đã ngốn một khoản tiền lên đến 75 triệu USD, có lẽ dự án thất bại cực kỳ tốn kém này cũng là một phần dẫn đến việc Lionhead Studios đóng cửa vào năm 2016.

Halo MMO: The Titan Project

Được đầu tư tốn kém nhất, thế nhưng những siêu phẩm game này mãi chưa được phát hành vì những lý do đặc biệt - Ảnh 4.

Mặc dù có rất nhiều người tỏ ra hào hứng với Halo Infinite, nhưng Microsoft suýt chút nữa đã phát hành một dự án còn lớn hơn thế, có tên mã là Titan, nhưng đừng nhầm lẫn với dự án MMO cùng tên của Blizzard. Một lần nữa, Titan của Microsoft cũng được lên kế hoạch để trở thành một MMO, nhưng thay vì là một IP mới, Titan của Microsoft được cho là đã trở thành một MMO Halo.

Theo Gamasutra , Halo MMO được phát triển bởi Ensemble Studios, công ty đứng sau nhượng quyền Age of Empires. Bạn có thể cho rằng thật kỳ lạ khi một công ty chuyển từ loạt RTS dựa trên lịch sử sang một MMO dựa trên FPS khoa học viễn tưởng của Bungie / 343 Industries, nhưng sự thật là trò chơi cuối cùng của Ensemble trước khi hãng này đóng cửa là Halo Wars, một tựa game được đón nhận vô cùng nồng nhiệt .

Dusty Monk, một cựu nhân viên của Ensemble Studios, tiết lộ rằng nhóm của họ đã rất hào hứng khi làm việc với dự án Halo MMO. Tuy nhiên, Microsoft đã ngừng hoạt động nên công ty đã buộc phải đóng cửa dự án. Lý do có lẽ bởi vì nó có giá lên đến 90 triệu đô la, và còn mất quá nhiều thời gian để sản xuất cho nên Microsoft đã chuyển sự chú ý của họ sang Nintendo Wii.