Grand Theft Auto là một tượng đài của sự thành công trong làng game, không chỉ ở thể loại của nó, mà với tất cả các thể loại game khác, hiếm có trò chơi nào đạt được thành công và vẫn duy trì phong độ qua nhiều năm như GTA.
Đã có những hãng game cố gắng bắt chước, thêm vào một số thay đổi như sự pha trộn giữa lái xe kiểu arcade, nhiều hình thức đấu súng khác nhau, người chơi tự do khám phá và nghịch ngợm trong một bản đồ rộng lớn.... Nhưng hầu như không ai có được thành công đủ để vượt mặt GTA, bởi lẽ công thức chiến thắng mà Rockstar là người đầu tiên tìm ra và họ đã làm quá tốt. Những trò chơi sau đây đã cố gắng loại bỏ ngôi vị độc tôn của GTA, nhưng tất cả đều vấp ngã.
Ride to Hell: Retribution
Khi Deep Silver công bố trò chơi vào năm 2008, Ride to Hell là một trò chơi gần giống như Grand Theft Auto trong bối cảnh của thập niên 1960. Bạn sẽ đóng vai trò là thành viên của băng đảng xe máy Hells Angels, hoạt động ở vùng Tây nước Mỹ, đánh bại các băng đảng khác để trở thành ông trùm.
Năm năm sau, Ride to Hell: Retribution xuất hiện, với một vài sự thay đổi đến từ Deep Silver và nhà phát triển Eutechnyx, mang trong mình một tham vọng lớn để có được thành công. Nhưng thật không may, Ride to Hell: Retribution bị đánh giá là có cốt chuyện lộn xộn và đồ họa gây rồi mắt, trò chơi trở thành một trong những sản phẩm game tồi tệ nhất từng được tạo ra.
Ride to Hell: Retribution bị đánh giá thấp bởi nhiều lỗi như lỗi chính tả trong game, những trục trặc của gameplay. Một điểm cố gây ấn tượng của Ride to Hell: Retribution đó là mỗi khi người chơi hoàn thành một nhiệm vụ, sẽ được một cô gái nóng bỏng trao phần thưởng bằng tình dục, tuy nhiên các nhân vật không bao giờ cởi bỏ quần áo, khiến Ride to Hell vừa vô cùng gợi dục vừa vô tình trở nên vui nhộn. Nhìn chung Ride to Hell là một sản phẩm thất bại, bạn có thể tìm kiếm một vài video về game này trên youtube để cảm nhận.
APB: All Points Bulletin
APB: All Points Bulletin nghe có vẻ hấp dẫn trên lý thuyết, với nội dung được đạo diễn bởi David Jones, người đã tạo ra Grand Theft Auto, sản phẩm đỉnh cao trong sự nghiệp của vị đạo diễn này.
APB cho người chơi đi lang thang quanh khu đô thị hư cấu San Paro, với tư cách là thành viên của Enforcer (cảnh sát) hoặc Tội phạm, và đối mặt với nhau trong các nhiệm vụ, chiến thắng để có tiền mua các vũ khí mới và các vật dụng khác. Nhưng sau khi ra mắt một thời gian thì APB bắt đầu nhận được ngày càng nhiều các đánh giá không tốt từ người chơi và các nhà phê bình. Họ phàn nàn rằng APB có quá nhiều lỗi, hệ thống lái xe và bắn súng dở tệ, các khu phố của San Paro thì luôn giống nhau một cách nhàm chán.
Chỉ vài tháng sau khi APB ra mắt, nhà phát triển Realtime Worlds đã ngừng hoạt động, mang theo các máy chủ trực tuyến của APB . Cuối cùng, công ty game K2 Network của Hàn Quốc đã mua bản quyền của APB và khởi chạy lại dưới dạng một tựa game miễn phí, nhưng các game thủ vẫn thờ ơ với APB.
Hiện nay, bản chạy lại của APB vẫn đang hoạt động, nhưng có lẽ các nhà phát triển không còn chú ý đến nó nữa. APB giờ đây đầy những kẻ gian lận, những người chơi tâm huyết cũng phải gọi nó là rác rưởi. Năm 2018, APB đã được bán cho nhà xuất bản Little Orbit, hy vọng hãng game sẽ hồi sinh được trò chơi này với những thay đổi trong tương lai.
True Crime: New York City
Khi được ra mắt năm 2003, True Crime: Streets of LA được xem là một trò chơi thế giới mở sẽ đem đến thách thức cho GTA. True Crime giống như một bản sao của GTA được làm cho những người chơi thích phe chính nghĩa. Thay vì chơi như một kẻ xấu, True Crime cho bạn làm cảnh sát. Nó có một cốt truyện phân nhánh và sẽ thay đổi khi bạn thành công hoặc thất bại khi làm nhiệm vụ. True Crime cũng không diễn ra trong một thành phố giả tưởng như GTA, nó được lấy bối cảnh ở Los Angeles, và mang theo những ngôi sao Hollywood như Christopher Walken, Gary Oldman, Michelle Rodriquez và Michael Madsen vào trong game.
Phần một của True Crime tương đối thành công, và hãng game quyết định cho ra mắt phần 2 True Crime: New York City. Tuy nhiên, phần 2 này ngay sau khi ra mắt đã gặp phải một số vấn đề. True Crime: New York City không đưa ra được một ý tưởng mới nào, và thậm chí nó cũng không thực hiện được những ý tưởng cũ của phần 1. Đến năm 2005, trò chơi đã bị đánh giá là lỗi thời với nội dung thiếu đi sự hấp dẫn và gameplay lỗi thời.
True Crime: New York City chỉ bán được 72.000 bản , chưa bằng một phần ba so với True Crime: Streets of LA, ý tưởng về một sê ri game đủ sức đánh bại GTA đã thất bại vì sự vội vã của hãng game chủ quản. Activision đã cố gắng hồi sinh thương hiệu này vào năm 2009 nhưng cuối cùng đã bán True Crime: Hong Kong cho Square Enix, công ty đã phát hành nó dưới tên gọi khác mà không đề cập đến True Crime.
Gangsta Auto Thief
Khi bạn muốn chơi một trò Grand Theft Auto trên thiết bị di động, bạn vào store trên IOS và sẽ tìm thấy Grand Theft Auto 3 , Grand Theft Auto: Vice City , Grand Theft Auto: San Andreas và Grand Theft Auto: Chinatown Wars, tất cả đều có thể tải xuống để chơi. Nhưng bạn muốn tìm kiếm một cái gì đó mới lạ, kéo xuông và bạn sẽ tìm thấy Gangsta Auto Thief.
Có một chút láu cá của nhà phát hành khi để trò chơi có tên như vậy, với nội dung nhìn thoáng qua bạn có thể lầm tưởng đây là một sản phẩm của sê ri GTA. Nhưng đó là GTA, không phải GTA.
Đừng để bị lừa. Gangsta Auto Thief ( tên đầy đủ: Gangsta Auto Thief: Reckless Gang.sta City Hustle ) không phải là một trò chơi Grand Theft Auto . Nó thậm chí hoàn toàn không phải là một trò chơi tội phạm thế giới mở, đây là một trò chơi lái xe tào lao nhái theo sản phẩm ăn khách của hãng Rockstar mà thôi.