Kể từ năm 2012, Chính phủ Mỹ đã cho rằng Huawei là mối đe dọa an ninh quốc gia vì Chính phủ Trung Quốc có thể buộc Huawei phải thu thập thông tin tình báo. Các nhà lập pháp Mỹ cho rằng nhà sản xuất này đã thiết lập “cửa sau” vào điện thoại và thiết bị mạng của mình với mục đích là cho phép công ty gửi dữ liệu được thu thập đến Bắc Kinh.
Đương nhiên, Huawei đã phủ nhận điều này nhiều lần. Và báo cáo mới tuyên bố rằng công ty đã sử dụng cửa sau trong hơn một thập kỷ để thu thập thông tin. Tình báo Mỹ coi việc sử dụng “cửa sau” của Huawei là thứ rất nhạy cảm.
Huawei bị cáo buộc giữ các giao diện “đánh chặn hợp pháp” ẩn khỏi các nhà mạng
Trong hơn một năm, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã cảnh báo các đồng minh từ bỏ việc sử dụng thiết bị của Huawei và các quốc gia như Pháp, Úc và Nhật Bản đã chú ý đến các cảnh báo này. Đức và Vương quốc Anh đã băn khoăn không biết lựa chọn thay thế thương hiệu nào. Huawei không chỉ là nhà cung cấp thiết bị mạng lớn nhất thế giới mà công nghệ của hãng này còn được cho là đi trước 1 - 2 năm so với các “đối thủ” như Ericsson và Nokia. Ngoài ra, mối quan hệ chặt chẽ của Huawei với ngân hàng nhà nước Trung Quốc cũng cho phép hãng cung cấp các điều khoản tài chính hào phóng cho khách hàng của mình.
Thông thường, các công ty sản xuất thiết bị mạng phải có một cách để các quan chức thực thi pháp luật truy cập vào mạng. Mỗi quốc gia đều có luật riêng liên quan đến khả năng này và nhân viên được ủy quyền tại các nhà mạng không dây được phép truy cập vào các "giao diện đánh chặn hợp pháp" - lawful interception interfaces này.
Huawei bị cáo buộc giữ các giao diện “đánh chặn hợp pháp” ẩn khỏi các nhà mạng
Tuy nhiên, các quan chức Mỹ nói rằng Huawei giữ bí mật giao diện đánh chặn hợp pháp, ngay cả với nhà mạng khách hàng của họ. Một quan chức của Mỹ lưu ý: "Huawei không tiết lộ quyền truy cập bí mật này cho khách hàng địa phương hoặc các cơ quan an ninh quốc gia của nước chủ nhà." Các nhà sản xuất thiết bị đối thủ khác không có khả năng ẩn giao diện của họ khỏi các nhà mạng hoặc từ chính phủ ở quốc gia nơi thiết bị đang được sử dụng. Cố vấn an ninh quốc gia Robert O'Brien khẳng định: "Chúng tôi có bằng chứng cho thấy Huawei có khả năng bí mật truy cập thông tin cá nhân và nhạy cảm trong các hệ thống mà hãng duy trì và bán trên toàn thế giới."
Trong một tuyên bố, Huawei xác nhận "chưa bao giờ và sẽ không bao giờ làm bất cứ điều gì có thể làm tổn hại hoặc gây nguy hiểm cho an ninh mạng và dữ liệu của khách hàng. Chúng tôi từ chối một cách dứt khoát những cáo buộc mới nhất này." Một quan chức cấp cao của Huawei cũng bác bỏ các cáo buộc bằng cách nhấn mạnh rằng: "Việc sử dụng giao diện chặn hợp pháp được quy định chặt chẽ và chỉ có thể được truy cập bởi nhân viên được chứng nhận của các nhà mạng. Không nhân viên Huawei nào được phép truy cập mạng mà không có sự chấp thuận rõ ràng từ Nhà điều hành mạng. Truy cập mạng mà không có sự cho phép của nhà điều hành là bất hợp lý và sẽ được phát hiện ngay lập tức. "
Vì lo ngại rằng công ty gián điệp khách hàng và những người khác, Huawei đã bị đưa vào danh sách thực thể của Bộ Thương mại Mỹ vào tháng 5 năm ngoái. Điều đó ngăn công ty truy cập vào chuỗi cung ứng của Mỹ - nơi mà hãng này đã đầu tư tới hơn 11 tỷ USD vào năm 2018. Lệnh cấm này cũng ngăn Huawei nhận giấy phép cần thiết để sử dụng Google Mobile Services trên điện thoại của họ.
Mặc dù đây không phải là một vấn đề lớn ở Trung Quốc, nơi hầu hết các ứng dụng của Google đều bị cấm nhưng có ảnh hưởng đến doanh số toàn cầu của các thiết bị bị ảnh hưởng. Huawei đã phát triển hệ sinh thái của riêng mình bằng Huawei Mobile Services - HMS, dự kiến sẽ ra mắt vào mùa xuân năm nay với sự ra mắt của dòng Huawei P40. HMS sẽ bao gồm Thư viện ứng dụng (App Gallery) riêng của Huawei và có sự tham gia từ các nhà phát triển ứng dụng.