Lịch sử logo "Táo cắn dở" huyền thoại của Apple

Trải qua hơn 40 năm, logo “trái táo cắn dở” của Apple đã trải qua hàng loạt thời kỳ thay đổi với những ý nghĩa khác nhau.

Logo đầu tiên của Apple được thiết kế bởi Ronald Wayne năm 1976 - một trong 3 đồng sáng lập của công ty. Hình ảnh nổi bật của logo là nhà bác học Issac Newton ngồi bên dưới cây táo với 2 dải ruy băng ở cạnh bên và dưới in dòng chữ “Apple Computer”. Ở giai đoạn này, Apple được biết đến là công ty sản xuất máy tính để bàn. Theo tác giả, logo này biểu thị sự đổi mới và sáng tạo của công ty giống như khi Issac Newton khám phá ra lực hấp dẫn khi quả táo rơi xuống.

Logo trái táo cắn dở của Apple đạt tỷ lệ vàng.

Tuy nhiên, Steve Jobs lại muốn logo trở nên đơn giản hơn nữa, và ông đã thuê Rob Janoff sáng tạo ra logo – một logo phẳng hình trái táo cắn dở với 6 màu. Logo này được sử dụng cho tới khi Steve Jobs quay lại công ty vào năm 1997.

Tiếp đó, logo Apple đổi sang hình trái táo cắn dở màu đơn sắc đơn giản hơn. Sau đó vài năm, sau khi ra mắt MacOS X, hệ điều hành mới, “Nhà Táo” đã thay đổi sang logo quả táo bóng bẩy hơn để ăn khớp.

Vào năm 2007, hệ điều hành iOS ra mắt trên iPhone đã đánh dấu một cột mốc mới trong lịch sử công ty. Apple trở thành nhà cung cấp smartphone lớn nhất trên thế giới, tên gọi của công ty cũng thu gọn từ Apple Computer, Inc. thành Apple, Inc., logo trái táo cắn dở được sử dụng với phiên bản màu bạc bóng bẩy.

Lịch sử logo "Táo cắn dở" huyền thoại của Apple - 3

Các thiết kế logo Apple qua thời gian.

Vào năm 2013, khi ra mắt iOS 7, giao diện người dùng phẳng lại trở nên phổ biến và logo lại chuyển sang dạng phẳng với màu trắng, tương tự như phiên bản đơn sắc năm 1998. Từ đó cho tới nay, Apple cũng không hề ngần ngại khi biến tấu logo của mình với nhiều biểu tượng, cách điệu và nghệ thuật khác nhau.

Dù thay đổi nhưng các sản phẩm của “Táo Khuyết” vẫn được đánh giá top đầu thị trường hiện nay, mang về doanh thu “khủng”. Vào cuối tuần qua, hãng đã vượt qua con số giá trị vốn hóa thị trường 2.500 tỷ USD, tiến gần hơn đến mốc 3.000 tỷ USD vào năm tới.