Tại một nhà máy do đơn vị chuyên xử lý rác thải điện tử TES điều hành, nằm ở ngoại ô Thượng Hải, các công nhân lành nghề sẽ được trang bị đồ bảo hộ chuyên dụng và tham gia vào quy trình xử lý rác điện tử. Nhiệm vụ của họ là tháo dỡ điện thoại thông minh đã qua sử dụng, chia tách vỏ, màn hình, pin và bảng mạch vào các thùng phân loại
Có thể bạn muốn xem: Oppo gây ấn tượng khi trình làng công nghệ sạc không dây qua không khí
Tại đây, các linh kiện sẽ được xử lý hóa học để hòa tan và tinh chế kim loại quý, chẳng hạn như vàng hoặc bạc, trên bảng mạch. Bước tiếp theo là nghiền các bảng mạch thành bột và tách đồng, nhựa.
Các phương pháp vật lý như tĩnh điện được sử dụng để chiết xuất bột có chứa kim loại như đồng, trong khi các phương pháp tương tự được sử dụng để chiết xuất bột có chứa nguyên tố phi kim loại.
Theo ông Richard Wang, Giám đốc tiếp thị của TES tại Trung Quốc, việc tái chế 100 triệu chiếc điện thoại, về lý thuyết, có thể tạo ra hơn 120 kg vàng với độ tinh khiết trên 99,9% sau khi tinh chế.
Với dân số gần 1,4 tỷ người, việc người tiêu dùng Trung Quốc liên tục thay thế thiết bị cũ mỗi năm đã để lại một lượng lớn rác thải điện tử. Và những món đồ cũ này, nếu được xử lý đúng cách, việc tái chế rác điện tử sẽ giúp các doanh nghiệp thu về không ít vật liệu có giá trị.
Dù việc tái chế và lọc vàng vẫn diễn ra hàng ngày, thế nhưng trên thực tế, công đoạn gom linh kiện cũ vô cùng khó khăm, bởi tỷ lệ tái chế điện thoại thông minh tại Trung Quốc nằm dưới ngưỡng 2%. Đồng nghĩa, chỉ 2 trong số 100 smartphone được tái chế đúng cách bởi mọi người vẫn đang giữ tư duy về việc giữ lại điện thoại cũ cho dù không còn sử dụng.
Ngoài ra, các nhà sản xuất điện thoại rất chú trọng đến việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong quy trình tái chế. Điển hình như Huawei, điện thoại cũ của hãng sẽ được tháo rời trong khu vực riêng tại các nhà máy của TES.