Những “di sản” LG đã để lại trước khi rời bỏ kinh doanh smartphone

LG đã rời khỏi mảng kinh doanh smartphone mà với nhiều người, đó là một sự luyến tiếc nhất là khi công ty Hàn Quốc đã tạo ra rất nhiều thứ ấn tượng.

Mặc dù LG không phải là công ty xuất sắc trên thị trường smartphone nhưng chúng ta đã mất đi một cái tên rất tốt trong bối cảnh thị trường smartphone luôn đẩy mạnh hình thức và chức năng trên thiết bị. Sự khó khăn của LG chính là rất ít thử nghiệm của công ty tạo tác động đến ngành công nghiệp điện thoại. Thị trường chứng minh rằng người tiêu dùng chủ yếu sẽ mua điện thoại ở một định dạng duy nhất đã được mài giũa để đạt mức độ hoàn thiện cao của hơn một thập kỷ trước. Bất kỳ thiết kế mới nào đều phải tuân theo tiêu chuẩn đó, và độ lệch quá lớn của chúng sẽ không mang lại thành công.

Các mẫu sản phẩm thú vị của LG chỉ đơn giản là không nhấn mạnh điều mà người dùng mong đợi. Thiết kế xoay ra của LG Wing 5G và màn hình kép của LG V60 và G8X là một điều mới lại, nhưng kết hợp các ứng dụng phụ của chúng sẽ khó hơn so với điện thoại iOS hoặc Android có màn hình tiêu chuẩn.

LG đã dành nhiều thời gian hơn để thử nghiệm các tính năng mới, một số tính năng trên dòng điện thoại chính của họ. Dạng mô-đun trên LG G5 cho phép người dùng hoán đổi phần dưới của điện thoại để lấy một tay cầm máy ảnh hoặc camera 360, trong khi V50 gần đây hơn có điều khiển cử chỉ trên không thông qua nhận dạng chuyển động của tay…

Những “di sản” LG đã để lại trước khi rời bỏ kinh doanh smartphone - 3

LG G4 cũng là một trong những điện thoại gây chú ý nhờ màn hình cong.

LG V10 thêm màn hình 2,1 inch phụ trên màn hình chính dành riêng cho các thông báo và các shortcut mà vẫn đảm bảo màn hình hiển thị phim ảnh. Hay LG G5 có lẽ là một trong những điện thoại cuối cùng mang đến khả năng năng hoán đổi pin nhanh chóng nhờ dạng mô-đun. Phiên bản tiền nhiệm của nó là LG G4 có màn hình cong, mặt lưng bằng da mảnh tùy chọn và cho phép mở khóa điện thoại bằng cách chạm vào màn hình theo một mẫu cụ thể.

Trong thực tế, không phải tất cả các thử nghiệm này đều là đặc biệt khác lạ khi nhiều công ty đã cố gắng giải quyết những nỗi thất vọng chung bằng những điều kỳ quặc.

Đổi mới thú vị, nhưng không phải là quá quan trọng

Khái niệm chạm mở khóa là thứ khá thú vị, nhưng việc triển khai của nó dường như không đáp ứng như những lời quảng cáo, đặc biệt khi nó phải đối diện với cảm biến dấu vân tay đang là tiêu chuẩn được sử dụng trên iPhone và thiết bị cầm tay Android, vốn đơn giản hơn và dễ sử dụng hơn. Nó đại diện cho cái mà LG đã gặp phải, đó là những khái niệm mới lạ nhưng việc thực thi không đủ trực quan để thu hút mọi người khỏi cách sử dụng hiện tại.

Những “di sản” LG đã để lại trước khi rời bỏ kinh doanh smartphone - 4

LG G2 là một sản phẩm thành công của LG, nhưng điều này đã xảy ra từ năm 2012.

LG G2 vào năm 2012 từng là một sản phẩm rất thành công. Tuy nhiên, LG đã phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các thiết bị cầm tay của Samsung và HTC, vì vậy họ đã cố gắng bổ sung những điều kỳ quặc mới để nổi bật hơn so với các đối thủ. Vấn đề ở LG là công ty vẫn giữ nguyên tư duy thử nghiệm trong bối cảnh điện thoại Android đã tập hợp vào một thiết kế duy nhất là “hình chữ nhật đen” của màn hình tràn cạnh, camera selfie đơn trong notch/lỗ, và nhiều camera phía sau… Điều này giúp mọi người không phải thay đổi thói quen sử dụng điện thoại liên tục theo cách mà họ chưa từng làm trước đây.

Đến đầu năm 2017, LG G6 đã thay đổi tư duy của LG, tuy nhiên nó lại bị các đối thủ Xiaomi, Huawei, Oppo và OnePlus gây khó bởi các điện thoại rẻ hơn. Những chiếc điện thoại sau đó của LG như V60 vẫn chưa đủ cung cấp những thứ thật sự nổi bật so với các đối thủ khác, đặc biệt giá bán là điều mà người dùng luôn quan tâm.

Những “di sản” LG đã để lại trước khi rời bỏ kinh doanh smartphone - 5

LG vẫn tiếp tục bán những chiếc smartphone hiện tại của hãng cho đến khi "hết hàng tồn kho".

Gần đây, LG tiếp tục thử nghiệm các thiết kế mới như màn hình kép hay LG Wing nhằm hy vọng thay đổi mọi thứ. Nó là những chiếc điện thoại có kiểu dáng mới lạ nhưng giá rẻ. Vấn đề là, lúc này màn hình hoàn toàn phẳng là thứ đã quá đỗi quen thuộc với người dùng, trong khi các tinh chỉnh còn lại từ điện thoại LG là hơi quá xa lạ, một thực tế đáng buồn.

Dù sao cũng không thể không đánh giá cao những nỗ lực của LG trong việc làm thay đổi thị trường smartphone trong những năm qua. LG G3 ra mắt là một trong những smartphone đầu tiên có màn hình QHD (1440 x 2560 pixel) và sạc không dây Qi, trong khi LG V10 là smartphone có camera kép ở mặt trước cho phép chụp ảnh selfie siêu rộng.