Thiết kế những năm gần đây là một ngành đang rất hot. Chính vì vậy, nhu cầu chọn mua laptop đồ họa cũng tăng lên đáng kể. Nhưng mua laptop gì mới chuẩn? Đầu tư bao nhiêu là vừa? Những tiêu chí nào cần lưu ý khi mua laptop học đồ họa? Tất cả những thắc mắc của các bạn sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
MỤC LỤC [Hiện]
Thiết kế đồ họa được chia làm 2 dòng chính là thiết kế 2D và 3D. Mặc dù tên gọi tương đối giống nhau, cùng làm việc bằng hình ảnh trên máy tính nhưng đồ họa 2D và đồ họa 3D thực chất là 2 phạm trù khác nhau. Chính vì vậy nên việc sử dụng và lựa chọn máy tính cũng vì thế mà có sự khác biệt rõ ràng.
Đầu tiên, về đồ họa 2D. Đa số đồ họa 2D hiện nay được thể hiện chính bằng: hình ảnh, những chi tiết theo dạng vector. Tức là tất cả những hình ảnh đều được biểu diễn trên mặt phẳng sẽ là đồ họa 2D.
Ví dụ: chỉnh sửa ảnh, cắt ghép video, thiết kế giao diện website, thiết kế chi tiết máy., tạo hình động 3D,...
Laptop làm đồ họa 3D giúp bạn làm phim, làm game, vẽ kĩ thuật... rất hiệu quả. Tất cả các hình ảnh được thể hiện dưới dạng trục Oxyz 3 chiều, bao gồm: chiều cao – chiều rộng – chiều sâu.
Yêu cầu phần cứng của các phần mềm đồ họa 3D có yêu cầu cao hơn rất nhiều so với đồ họa 2D. Lúc này chọn 1 chiếc máy tính thật mạnh để sử dụng nó là điều bắt buộc.
Vậy khi chọn mua laptop đồ họa cần những lưu ý gì?
Về cấu hình
Đồ họa 2D thường được sử dụngoqr một số phần mềm như: Adobe Photoshop, Adobe Premiere, Adobe InDesign, Corel, Autocad,…. Các phần mềm này ssẽ sử dụng CPU là chính. Bởi vậy, CPU vẫn là công cụ chính để xử lý các tác vụ của thể hình ảnh dạng vector 2D. Do đó, bạn cần có 1 chiếc latop có CPU có độ phân giải thật mạnh để có thể tải được hết các file chi tiết.
- Intel Core i5/ AMD Ryzen 5,
- RAM 8GB trở lên,
- SSD dung lượng lớn.
Bộ nhớ RAM nên lựa chọn từ 8GB trở nên. Nếu có thể nâng cấp lên RAM 16 GB càng tốt bởi vì các ứng dụng 2D thường sử dụng rất nhiều RAM của hệ thống. RAM càng lớn thì sẽ càng tránh được tình trạng "tràn" RAM. Nhiều người cho rằng laptop làm đồ họa là phải có card đồ họa rời, không thì sẽ rất giật, lag. Tuy nhiên, nhận định này hoàn toàn không chính xác bởi vì card đồ họa rời được thiết kế để xử lý các moderm đồ họa 3D là chủ yếu. Chính vì vậy, khi bạn sử dụng ứng dụng các phần mềm thiết kế 2D thì gần như card đồ họa rời không chạy. Việc này sẽ gây ra lãng phí!
Với đồ họa 2D, card đồ họa rời chỉ đóng vai trò là thứ tăng tốc phần cứng nhiều hơn là thành phần đảm bảo các tác vụ chính. Để có những tối ưu như vậy trong phần đồ họa, nhiều khi bạn phải sử dụng phần mềm bản quyền, mua rất tốn kém nên anh em cần phải cân nhắc trước khi mua máy tính có card đồ họa rời khi chủ yếu sử dụng đồ họa 2D.
Với đồ họa 3D:
- CPU i5/i7 hoặc R5/R7 dòng H,
- RAM 16GB trở lên,
- SSD dung lượng lớn,
- Có card đồ họa rời.
Laptop đồ họa 3D cần có card đồ họa rời. Bộ nhớ RAM cũng nên lựa chọn cỡ lớn để có thể lưu được thật nhiều texture. Với laptop làm đồ họa bạn nên sử dụng card đồ họa rời NVIDA. Dòng sản phẩm này hiện đang hỗ trợ rất tốt cho các bộ đồ họa. Chúng ta có rất nhiều lựa chọn card rời như card rời dòng mớ, card rời GTX, RTX và các dòng sản phẩm chuyên dụng. Card rời đời mới rất mỏng nhe, giá thành phải chăng cho anh em và phù hợp với việc học dồ họa 2D, 3D.
Với card rời GTX hay RTX, đây là các dòng sản phẩm bán chuyên dành cho đồ họa. Nhiệm vụ chính của dòng card rời này vẫn là để phục vụ mục đích chơi game. Nhưng không có nghĩa là không làm được đồ họa 3D.
Nếu kinh tế không phải vấn đề thì việc lựa chọn laptop có card đồ họa Control luôn là sự lựa chọn tối ưu nhất và tốt nhất trong mọi trường hợp sử dụng. Nếu được đầu tư ngay từ đầu, bạn sẽ có cho mình một bệ phóng khởi đầu rất tốt trong quá trình học tập và làm đồ họa sau này.
Về màn hình
Trong thiết kế đồ họa, việc tiếp xúc với màu sắc rất thường xuyên thì bạn tuyệt đối không nên mua laptop sử dụng tấm nền TN. Màn hình TN chỉ phù hợp với các tác vụ văn phòng, lướt web đọc báo. Nó không phù hợp với các tác vụ liên quan đến đồ họa. Những chiếc laptop sử dụng tấm nền TN đều có độ phủ màu rất thấp, độ tương phản màu kém và cho góc nhìn hẹp. Do vậy, màu sắc sẽ bị sai lệch!
So sánh màu sắc màn hình NT (trái) - Màn hình IPS (phải)
Chính vì vậy, khi chọn mualaptop phục vụ thiết kế đồ họa, bạn cần kiểm tra chất lượng màn hình của nó. Một tấm nền màn hình IPS độ phủ màu từ 65% sRGB, 45% NTSC trở lên là có thể sử dụng được với các tác vụ đồ họa cơ bản. Nếu bạn có ý định học về lâu dài hay mong muốn đi theo con đường thiết kế đồ họa chuyên nghiệp thì nên chọn màn hình IPS với 100% sRGB, 72% NTSC. Nó sẽ đem lại trải nghiệm tốt nhất dành cho bạn. Ngoài ra, nếu chọn mua 1 chiếc màn hình máy tính xoay gập cũng rất tiện lợi ngoài sử dụng bàn phím và chuôt, nhanh chóng mà vẫn chính xác.
Ngoài màn hình ngon, cấu hình mạnh, chất lượng bulid và hệ thống quạt tản nhiệt cũng là 1 yếu tố quan trọng để chọn mua laptop đồ họa
Về chất lượng build, vỏ máy phải thực sự cứng cáp. Nó sẽ bảo vệ máy trước tác động của ngoại lực, lại đảm bảo dữ liệu của máy không bị mất mát khi sử dụng lâu dài.
Về mặt tản nhiệt, chiếc máy tính cần có 2 quạt tản nhiệt để hiệu khả năng làm mát được tốt nhất, xung quanh máy phải có nhiều khe tản nhiệt để giúp việc lấy gió mát và đưa luồng gió nóng ra ngoài 1 cách hiệu quả. Quạt tản nhiệt tốt giúp máy làm việc mát mẻ và từ đó đảm bảo được hiệu năng cũng như độ bền trong quá trình bạn sử dụng.
Vậy, các bạn đã hiểu được sự khác biệt giữa đồ họa 2D và đồ họa 3D cũng như những tiêu chí cụ thể dành cho các tác vụ nói trên. Quả thực, khái niệm đồ họa rất là rộng lớn, mỗi người lại có những nhu cầu đồ họa khác nhau. Nhu cầu sử dụng ảnh hưởng rất nhiều đến việc chọn mua laptop, vì vậy qau những chia sẻ trên, bạn hãy tham khảo để lựa chọn cho mình 1 chiếc laptop phù hợp nhất nhé!