Tiểu hành tinh khổng lồ mạnh gấp 600 lần bom hạt nhân sắp bay qua Trái đất

Theo bộ phận theo dõi tiểu hành tinh của NASA, một tiểu hành tinh dài khoảng 190 mét sẽ bay qua Trái đất vào cuối tháng 12, nếu có va chạm, sẽ gây ra sức tàn phá lớn hơn nhiều so với 800 quả bom nguyên tử.

Theo các nhà quan sát, tiểu hành tinh có tên 2018 AH, sẽ bay ngang qua Trái đất vào ngày 27/12. Thiên thể này được đánh giá có nhiều điểm giống với tiểu hành tinh Tunguska dài 17 mét đã gây ra một vụ nổ 12 megatonne trước đây.

NASA đã phân loại AH 2018 là một vật thể gần Trái đất. Thiên thể đã được xếp vào hạng Apollo - cấp độ nguy hiểm nhất. Các tiểu hành tinh Apollo thường có quỹ đạo giao với hành tinh của chúng ta, có khả năng va chạm, gây nguy hiểm. Tuy nhiên, cơ quan vũ trụ cho biết không có khả năng thiên thể sẽ va chạm với hành tinh của chúng ta. Dự kiến AH 2018 sẽ bay ngang qua Trái đất ở khoảng cách hơn 4,5 triệu km.

Nhưng nếu quỹ đạo của nó thay đổi và nó hướng về Trái đất, tác động sẽ gây ra hậu quả thảm khốc. Để thấy được mức độ thảm khốc, cùng nhìn lại vụ nổ tiểu hành tinh Tunguska dài 17 mét trong bầu khí quyển ở Vùng Chelyabinsk của Nga vào năm 2013, vụ nổ đã làm hư hại hơn 7.000 tòa nhà và gây thiệt hại 33 triệu USD.

Nếu AH 2018 va chạm vào trái đất sẽ tạo nên sức tàn phá mạnh hơn khoảng 800 lần so với quả bom nguyên tử "Little Boy", khoảng 15 kiloton đã phát nổ trong Thế chiến thứ hai ở Hiroshima, khiến 135.000 người thương vong, và gấp 600 lần so với "Fat Man"- quả bom 20 kiloton một đã phát nổ ở Nagasaki khiến 64.000 người thương vong.

Đây không phải là lần đầu tiên tiểu hành tinh 2018 AH bay ngang qua Trái đất. Vào năm 2018, tiểu hành tinh 2018 AH đã bay qua Trái đất ở khoảng cách 296.758 km, bằng 3/4 khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trăng. Mặc dù có kích thước khổng lồ nhưng nó không được chú ý do quá mờ.