Dưới đây là một số phát hiện khoa học rất thú về về các kiểu cười mà bạn có thể sẽ quan tâm:
Có 3 nhóm nụ cười chính.
Sau khi phân tích, các nhà nghiên cứu đã chia nụ cười thành các nhóm dựa theo sự kết hợp của các cơ:
Nụ cười khen thưởng. Nụ cười tươi có sự kết hợp đối xứng giữa các nhóm cơ hai bên khuôn mặt và cơ mày, khóe môi hướng lên cao.
Nụ cười kết nối: truyền đạt sự khoan dung, sự công nhận hoặc một sự ràng buộc. Nụ cười cũng xuất phát từ những nhóm cơ đối xứng nhưng lan rộng hơn và mỏng hơn, hai môi khép và không để lộ răng.
Nụ cười thống trị: biểu thị địa vị, và không có sự đối xứng giữa các cơ hai nửa khuôn mặt, lông mày nhướng lên và má hếch.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng xác định các kiểu cười cụ thể hơn có khả năng thể hiện các sắc thái cảm xúc khác nhau.
Nụ cười tán tỉnh
Đây là nụ cười rất nổi tiếng mà chúng ta từng thấy nhiều lần trong bức tranh nàng Mona Lisa của Leonardo da Vinci . Đó là một trong những nụ cười bí ẩn và ngượng ngùng mà các cô gái thường sử dụng trước khi nhanh chóng quay đi chỗ khác. Hành động này chỉ kéo dài trong chốc lát.
Nụ cười chân thành
Đây là nụ cười rất dễ nhận ra, vì khi cười các cơ tham gia phản ánh những cảm xúc tích cực, không bị kiểm soát và chân thực. Nụ cười này đòi hỏi sự tham gia của cơ quanh mắt, vì vậy bạn có thể nhìn thấy các nếp nhăn ở vùng này. Nụ cười chân thành thường kéo dài và rất có chiều sâu.
Nụ cười khinh thường
Nụ cười khinh thường không phải là biểu hiện tích cực. Nụ cười này biểu trưng cho sự ghê tởm hoặc phẫn nộ. Khóe môi mím chặt, và thường sẽ có một bên khóe môi cao hơn bên còn lại.
Nụ cười khổ sở
Nụ cười khổ sở một mặt trông rất giống nụ cười bình thường nhưng lại biểu thị sự chịu đựng và mệt mỏi. Nụ cười rất nhẹ và không đối xứng. Bạn có thể nhìn thấy một nỗi buồn sâu thẳm trong đôi mắt của chủ nhân nụ cười. Về cơ bản, đây là một hình thức ngụy trang với nỗ lực che giấu sự khốn khổ. Bạn có thể nhìn thấy nụ cười này khi một người cố gắng giả vờ rằng họ ổn, nhưng thực tế thì không.
Nụ cười rạng rỡ
Nụ cười này xuất hiện khi người ta cố gắng kìm nén để không cười phá lên. Tình huống này thường xảy ra khi chúng ta ở sự kiện cần phải lịch sự và không nên cười, mặc dù có điều làm chúng ta rất buồn cười. Khi nén cười, hai má thường hếch lên nhưng khóe môi lại kéo xuống.
Nụ cười của tiêu chuẩn
Nụ cười này biểu thị khi một người vừa đón nhận một tin không tốt. Ví dụ như khi bạn bước vào một nhà hàng, và phát hiện ra rằng tất cả các ghế trong nhà hàng đều đã được đặt trước hoặc hết chỗ. Người đón nhận tin không vui một cách bất ngờ sẽ có biểu hiện khóe môi hơi hướng lên và đầu hơi nghiêng.
Nụ cười giả tạo
Nụ cười giả tạo cũng rất dễ nhận ra, vì các cơ mắt không tham gia nên bạn không nhìn thấy nếp nhăn quanh vùng này. Mọi người thường nghĩ rằng đôi mắt của họ cũng đang cười khi họ giả vờ cười, nhưng các nhà nghiên cứu nói rằng đó chỉ là ảo giác.
Nụ cười sợ hãi
Nụ cười này thường không phát ra tiếng, và thường lộ răng. Trông có vẻ như bạn đang cười, nhưng thực ra bạn đang lo lắng. Hai hàm răng khép chặt vào nhau và đôi mắt mở to hơn. Đôi mày có biểu hiện ngạc nhiên.