Dưới đây là những tình huống mà các cặp đôi thường ít thảo luận hoặc không dám thẳng thắn với nhau, đôi khi dẫn đến mẫu thuẫn và rạn nứt.
Sức khỏe
Cảm thấy người không khỏe không có nghĩa là bạn phải vào viện ngay, nhưng cũng đừng giả vờ ổn khi thực tế không phải vậy. Hãy chia sẻ cùng nửa kia của bạn về tình hình sức khỏe của bản thân, và cả hai có thể sát cánh cùng nhau đẩy lùi bệnh tật.
Chuyện giường chiếu
Rõ ràng là nếu không tìm được căn nguyên của vấn đề thì không thể giải quyết. Tuy nhiên, nhiều cặp vợ chồng lại tin rằng vấn đề giường chiếu không cần giải quyết vẫn có thể ổn thỏa. Nhưng chắc chắn là không. Đó là lý do tại sao chuyện tế nhị cũng cần được chia sẻ để một trong hai hoặc cả hai đều yên lòng.
Những thói quen hài hước và kỳ lạ của bản thân
Mọi người đều có những thói quen kỳ quái của riêng mình. Một số người thích ngửi tất, số khác thích xem phim kinh dị…Bạn thích làm những công việc của đàn ông, còn chàng lại thích nấu nướng hay giặt giũ…Hãy cố gắng chia sẻ sở thích của cả hai. Có thể hai bạn sẽ tìm được nhiều điểm chung hơn những gì bạn nghĩ.
Thờ ơ với trẻ em
Dĩ nhiên không phải ai cũng thích trẻ con, thậm chí một số còn tỏ vẻ khó chịu khi có trẻ con nô đùa ở bên cạnh. Có thể bởi bạn chưa có kế hoạch sinh con bởi bạn chưa sẵn sàng. Nhưng bạn nên thảo luận với nủa kia về điều đó.
Vấn đề tài chính
Một số người rất ngại nói những câu như “Chúng ta không có tiền” hay “Thứ này chưa thực sự cần thiết” bởi vì họ nửa kia cho rằng mình chặt chẽ và tính toán. Điều thực sự quan trọng là phải thảo luận về ngân sách gia đình một cách khôn khéo.
Những mặt hạn chế và thất bại của nửa kia
Bạn không nên lúc nào cũng đổ lỗi cho người mình yêu, nhưng bạn nhất định phải thảo luận mọi thứ một nhã nhặn vì thật tệ khi phải ôm bực bội vào người.
Không gian riêng
Mọi người đều có quyền ở một mình và yên tĩnh trong một khoảng thời gian nhất định. Đôi khi chúng ta cần ở một mình với những suy nghĩ của riêng mình, và không muốn bị ai khác làm phiền. Vậy nên nếu đối phương yêu cầu được ở một mình không có nghĩa là họ không yêu bạn nữa.
Vấn đề cá nhân
Rõ ràng chẳng ai muốn nghe mãi một câu chuyện lặp đi lặp lại hàng ngày. Nhưng im lặng còn làm cho tình hình tồi tệ hơn. Luôn có một ranh giới giữa việc dè dặt và không muốn làm phiền người khác.
Cha mẹ
Thật tốt nếu bạn và phụ huynh của nửa kia có thể hòa hợp với nhau. Nhưng nếu bạn cảm thấy họ muốn kiểm soát cuộc sống của cả hai, đừng ngần ngại chia sẻ với đối phương về quan điểm của mình. Nhắc đối tác của bạn (và bản thân) rằng các bạn là một gia đình nhỏ, không phải đại gia đình, và các bạn sẽ không sống theo cách người khác sắp đặt.
Kế hoạch cho tương lai
Bạn không cần phải diễn theo đúng kịch bản tiêu chuẩn của cuộc sống nếu nó không đúng với ước mơ của bạn. Hy sinh không cần thiết chỉ khiến mối quan hệ trở nên khủng khiếp. Nếu bạn muốn thay đổi cuộc sống của bản thân? Hãy chia sẻ cùng người ấy. Nếu người yêu của bạn không muốn bạn thay đổi như vậy? Cả hai có thể tìm phương án khác.
Vấn đề ngoại hình
Một mối quan hệ bền chặt không bao giờ đi cùng những lời bình phẩm khiếm nhã về ngoại hình của cả hai. Tất nhiên ai cùng muốn đối phương có ngoại hình nổi bật và gương mặt thanh tú, xinh đẹp. Nhưng các bạn yêu nhau không chỉ vì ngoại hình của đối phương, nếu không thì đó lại không phải là tình yêu rồi. Việc bình phẩm hay nhận xét về người yêu của bạn cũng phải tuân theo nguyên tắc "đừng đánh giá một cuốn sách chỉ bằng bìa ngoài".
Một số đề tài nên tránh khác:
So sánh với người khác. Đừng bao giờ nói ngày xưa anh thế này…ngày nay em thế kia. Cô vợ anh này giỏi, anh chồng chị kia kiếm được nhiều tiền…
Điểm yếu của đối tác
Những ảo tưởng về hình tượng trong mộng khác với người yêu hiện tại. Những điều như vậy chỉ khiến đối tác nghĩ rằng họ không đủ tốt.
Nói về người yêu cũ của bạn. Quá khứ nên ở lại trong quá khứ. Đừng để nó làm hỏng mối quan hệ hiện tại của bạn.
Những bình luận tiêu cực về các mối quan hệ thân thiết của bạn.