6 lý do khiến "hiện tượng" smartphone màn hình gập chưa trở thành xu hướng

1. Giá thành quá cao

Smartphone màn hình gập một số hãng vừa tung ra được coi như một hiện tượng trong giới công nghệ, nhưng khả năng thành công của dòng điện thoại này lại thấp ví 6 lý do sau.

Hôm 20/2, Samsung trình làng dòng smartphone màn hình gập có tên Galaxy Fold hay Galaxy F. 4 ngày sau, Huawei giới thiệu phiên bản điện thoại Mate X cũng có màn hình gập tại Đại hội Di động Thế giới ở Barcelona, Tây Ban Nha.

Các sản phẩm điện thoại màn hình gập thế hệ mới cho thấy những cải tiến quan trọng. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất đối với người dùng hiện tại là mức giá trên 2.000 USD của chúng. Cụ thể, Samsung chào bán Galaxy Fold với mức giá 1.980 USD, Huawei Mate X còn đắt hơn với 2.603 USD.

Các nhà phân tích không khỏi ngạc nhiên trước mức giá cao “ngất ngưởng” từ Samsung và Huawei. Nhiều người còn tự hỏi rằng “Rốt cục, chiến lược của 2 hãng này là gì?”.

2. Chưa đủ khả năng thuyết phục thị trường

Kiểu dáng smartphone màn hình gập của Huawei nhận được nhiều lời khen ngợi. Jeff Pu, nhà phân tích công nghệ tại công ty chứng khoán GF, cho biết ông rất ngạc nhiên trước thiết kế của Huawei khi nó mỏng hơn Galaxy F của Samsung, gập phẳng và màn hình lớn hơn...

Tuy nhiên, những khó khăn trong việc sản xuất màn hình dẻo, mức giá cao và độ bền là thách thức lớn đối với cả hai hãng này, theo Pu. Hơn nữa, cả Samsung và Huawei vẫn chưa thể thuyết phục các chuyên gia về khả năng thành công của cuộc cách mạng smartphone màn hình gập.

“Samsung và Huawei - hai công ty smartphone hàng đầu thế giới - đã sản xuất thành công điện thoại màn hình gập với các kỹ thuật cao cấp. Tuy nhiên, các hãng điện thoại màn hình gập sẽ mất rất nhiều thời gian để chinh phục thị trường và các thách thức công nghệ.”, Chiu Shih-fang, nhà phân tích tại Viện Nghiên cứu Kinh tế Đài Loan, nhận định.

Samsung đã dành 7 năm để phát triển smartphone màn hình gập, còn Huawei mất 3 năm. Quả thật, công nghệ màn hình gập tốn kém nhiều tiền bạc và chất xám. 

3. Dòng smartphone "viễn tưởng"

Theo công ty nghiên cứu thị trường IDC, năm 2018 là năm đầu tiên kể từ sau năm 2007, doanh thu iPhone giảm tốc. 2 năm qua, nhiều người dùng không muốn nâng cấp điện thoại bởi giá cả đắt đỏ, tốn kém. Thay vào đó, họ chuyển hướng sang các dòng điện thoại giá rẻ hoặc đơn giản là dùng điện thoại cũ, còn các hãng sản xuất smartphone luôn cố gắng tạo sự khác biệt trên thị trường.

Samsung và Huawei đều tin người dùng sẽ chấp nhận mức giá cao hơn bởi dòng sản phẩm mới tích hợp tính năng hai trong một, tức là một chiếc điện thoại có thể dùng như máy tính bảng. Tuy nhiên, chiến lược này chưa đủ thuyết phục các nhà phân tích.

Nhiều người dùng sở hữu cả smartphone và máy tính bảng và họ hiếm khi sử dụng đồng thời 2 thiết bị này. Trong khi đó, màn hình lớn của Mate X là 8 inch và Galaxy Fold 7,3 inch vẫn nhỏ hơn iPad 9,7 inch.

“Người tiêu dùng có thể chi ít tiền hơn để sở hữu cả smartphone và máy tính bảng, động lực nào khiến họ bỏ một số tiền lớn hơn để một chiếc điện thoại màn hình gập?”, Chiu đặt vấn đề và cho rằng, cả hai công ty đều “chưa chứng minh được điện thoại màn hình gập là thiết bị cần phải có”.

4. Độ bền là dấu hỏi

Một số nhà phân tích đã phát hiện các nếp gấp trên màn hình từ 2 mẫu smartphone màn hình gập. Samsung cho biết, 1 chiếc Galaxy Fold có thể gập ít nhất 200.000 lần hoặc 100 lần/ngày trong 5 năm. Huawei thì không định lượng được số lần gấp trên thiết bị Mate X.

Samsung có kinh nghiệm lâu năm trong việc sản xuất màn hình OLED chất lượng cao, yếu tố quan trọng đối với smartphone gập. Điều này tạo nên lợi thế của Samsung trong việc sản xuất smartphone màn hình gập bền, chất lượng cao.

Trong khi đó, Huawei Mate X sử dụng màn hình OLED từ tập đoàn BOE Technology, nhà sản xuất màn hình hàng đầu Trung Quốc. Các nhà phân tích nghi ngờ năng lực đảm bảo nguồn cung ổn định từ BOE của họ.

Ngoài ra, Huawei thiết kế màn hình gập hướng ra ngoài, ngược lại với Samsung. Điều này được cho là gia tăng nguy cơ trầy xước, kể cả khi có lớp vỏ bảo vệ.

5. Hạn chế về phần mềm

Yếu tố phần mềm được đánh giá là sẽ quyết định smartphone màn hình gập có trở nên phổ biến hay không, đồng thời xác định ai là “người chiến thắng” trong cuộc đua smartphone đời mới. “Pán quyết cuối cùng thuộc về phần mềm. Trên một thiết bị như thế này, phần mềm là thứ quan trọng nhất. Tuy nhiên, chúng tôi chưa biết giao diện của điện thoại màn hình gập sẽ hoạt động như thế nào.”, chuyên gia công nghệ Joire nói.

6. Dòng smartphone kén người dùng

Một số chuyên gia cho rằng, smartphone màn hình gập chỉ thu hút những người yêu thích cải tiến công nghệ. Liao A-Hui, blogger công nghệ, cho hay: “Tôi thích cả hai chiếc điện thoại vì tôi là người đánh giá các tiện ích. Tuy nhiên, tôi tự hỏi liệu người dùng bình thường có thấy thiết kế (màn hình gập) thực sự hữu ích hay chỉ là sự phức tạp hóa?”.

Theo Người Đồng Hành