7 bằng chứng cho thấy khoa học đang phát triển nhanh như phim viễn tưởng

Nhờ hàng ngàn nhà khoa học từ các lĩnh vực khác nhau, thế giới chúng ta sống đang ngày càng đến gần hơn với tương lai viễn tưởng mà ta vẫn thấy trong các bộ phim.

1. Ảnh chụp X-quang màu 3D đầu tiên thế giới

Để phát hiện xương bị nứt gãy, người ta thường sử dụng một hình ảnh trắng đen với độ tương phản cao. Nhưng sau hơn 120 năm tồn tại, hình ảnh X-quang nay đã được nâng lên một tầm cao mới, đủ màu sắc, 3D, cho thấy không chỉ mỗi xương trong cơ thể bạn.

Một công ty ở New Zealand tên là Mars Bioimaging đã tạo nên máy chụp X-quang 3D màu đầu tiên trong lịch sử. Nó hoạt động dựa trên phương thức của máy chụp X-quang đen trắng truyền thống nhưng "vay mượn" công nghệ vốn được phát triển cho máy Large Hadron Collider (máy gia tốc hạt khổng lồ) tại CERN để tạo ra các kết quả với nhiều chi tiết hơn.

Chip Medipix 3 hoạt động tương tự như cảm biến trong camera kỹ thuật số của bạn, nhưng nó phát hiện và đếm số hạt chạm vào mỗi điểm ảnh khi màn trập mở ra.

Hiện các phiên bản thử nghiệm nhỏ hơn của chiếc máy quét này đang được sử dụng để nghiên cứu bệnh ung thư, cũng như sức khỏe xương khớp của các bệnh nhân; nhưng công nghệ này sẽ hữu dụng trong vô số lĩnh vực y tế khác, từ nha khoa đến phẫu thuật não.

2. Các nhà khoa học Israel phát minh thuốc nhỏ mắt khắc phục tật khúc xạ

Một nhóm các nhà khoa học Israel đang nghiên cứu thuốc nhỏ mắt Nanodrops và đã thử nghiệm trên lợn.

Nanodrops được phát triển bởi các nhà khoa học Israel, dưới dự hợp tác của Trung tâm Y học Shaare Zedek và Viện Công nghệ nano và Vật liệu tiên tiến, thuộc Đại học Bar-Ilan. Nó là một dung dịch chứa hạt nano có thể xuyên hoặc “thấm” vào giác mạc, qua đó, làm thay đổi tính chiết quang của mắt.

Khi tính chiết quang được thay đổi, nó sẽ kéo ảnh trong mắt của người cận hoặc viễn thị (đang hội tụ ở bên ngoài) về đúng vị trí võng mạc. Nhờ vậy mà những người có tật về mắt có thể nhìn rõ trở lại.

Mặc dù Nanodrops không chữa được cận thị nhưng nó là một liệu pháp thay thế việc đeo kính.

3. Cảnh sát Trung Quốc sử dụng kính đeo thông minh hỗ trợ nhận diện khuôn mặt, phát hiện người phạm luật

Đầu năm 2018, các cảnh sát Trung Quốc ở Trịnh Châu đã được  trang bị một loại kính thể thao tích hợp các thiết bị nhận dạng khuôn mặt. Họ sử dụng chúng để quét những du khách đi xe lửa và máy bay để tìm ra những người vi phạm luật hoặc đang sử dụng các giấy tờ nhân thân giả mạo.

Thiết bị này đã giúp bắt được gần 40 tội phạm.

4. Dép tự động xếp chỗ của Nhật

Bạn có thể quên đi nỗi lo mất dép với công nghệ này của hãng sản xuất ô tô Nissan. Những đôi dép này được gắn hai bánh xe nhỏ có máy dò công nghệ nghệ cao, camera và bộ cảm biến. Ngay khi người dùng bỏ dép khỏi chân, nhấn nút điều khiển từ xa, chúng sẽ tự động xếp gọn vào chỗ để đã được định sẵn.

Tính năng đặc biệt này được mô phỏng khả năng đỗ xe tự động của hãng sản xuất ô tô Nissan. Một khu nghỉ dưỡng gần núi Phú Sỹ là nơi đầu tiên cho phép các du khách trải nghiệm công nghệ thú vị này bắt đầu từ tháng 3/2018.


5. Taxi bay Trung Quốc thử nghiệm chở người

Mẫu taxi bay Ehang 184 do hãng Ehang sản xuất vừa hoàn thành chuyến bay thử nghiệm chở người ở Quảng Châu, Trung Quốc đầu năm nay.

Ehang 184 có thiết kế trông gần giống một chiếc máy bay không người lái và có khả năng chở một hành khách. Trong cuộc thử nghiệm, chiếc taxi bay vượt qua nhiều địa hình như trên cánh đồng rộng lớn hay qua các tòa nhà.

6. Trung Quốc nhân bản đôi khỉ đầu tiên trên thế giới

Các nhà khoa học lần đầu tiên nhân bản thành công linh trưởng bằng công nghệ phức tạp từng cho ra đời cừu Dolly năm 1996.

Những con khỉ ra đời bằng kỹ thuật nhân bản mang tên chuyển nhân tế bào sinh dưỡng (SCNT), trong đó các nhà nghiên cứu lấy nhân ở tế bào trứng của một động vật và thay thế bằng nhân từ tế bào sinh dưỡng của một động vật khác. Trứng sau khi tái tạo được cấy vào vật mang thai hộ và phát triển thành bản sao của động vật hiến nhân tế bào thay thế.

Trước đây, phương pháp nhân bản này được cho là vô cùng khó thực hiện ở các loài khỉ. Trên thực tế, nhóm nghiên cứu đã tạo ra vài bản sao chỉ sống sót vài giờ sau khi sinh.

Phương pháp này tạo ra những mẫu vật thực sự không chỉ cho các bệnh về não do di truyền, mà cả ung thư, rối loạn miễn dịch hoặc trao đổi chất, cho phép chúng ta thử nghiệm tính hiệu quả của các loại thuốc chữa bệnh trước khi đưa vào sử dụng lâm sàng.

7. Ca cấy ghép đầu người đầu tiên trên thế giới được thông báo đã thành công

Thông báo này đã được thực hiện bởi giáo sư người Italia Sergio Canavero cuối năm 2017. Việc cấy ghép đã được thực hiện trên một xác chết ở Trung Quốc trong một ca phẫu thuật kéo dài 18 giờ đồng hồ.

Kết quả của cuộc phẫu thuật cho thấy, có thể kết nối thành công cột sống, dây thần kinh và các mạch máu của một cái đầu đã bị cắt.

Tiến sỹ Canavero dự định sẽ tiến hành cuộc thử nghiệm ghép đầu người sống đầu tiên trên thế giới với một tình nguyện viên người Nga.