Là cha mẹ, ai cũng tin rằng mình luôn làm những điều tốt nhất cho con cái. Tuy nhiên, có những ông bố không biết cách dạy dỗ con cái, và kết quả là con vẫn hư mà mối quan hệ giữa cha – con trở nên căng thẳng, và đôi khi không thể hàn gắn, thế những các ông bố thường không nhận thức được điều này. Bên cạnh đó, sự bao bọc quá mức của các ông bố cũng có thể khiến các con yếu đuối và sợ hãi khi bước vào cuộc sống khắc nghiệt, và dẫn đến nhiều vấn đề khác nhau.
Dưới đây là những sai lầm khi nuôi dạy con trẻ mà các ông bố nên xem xét và điều chỉnh để con cái phát triển lành mạnh, và vẫn duy trì tình cảm tốt đẹp giữa hai cha con:
Độc đoán, muốn con làm theo mọi thứ mình muốn
Người cha đóng một vai trò thiết yếu trong thời gian chuyển giao từ học hỏi từ cha mẹ, gia đình đến nhà trường. Thông thường, các ông bố sử dụng cách giao tiếp khác với các bà mẹ khi nói chuyện với con trai, với mục đích giúp con xây dựng kỹ năng giao tiếp tốt hơn. Tuy nhiên, khi cha mẹ luôn kiểm soát hành vi và lời nói của con, đứa trẻ sẽ khó xây dựng mối quan hệ với bạn bè. Người lớn nên lắng nghe chia sẻ của con, và sau đó góp ý, bổ sung các hướng dẫn an toàn cho con, và nên quan sát con nhiều hơn thay vì can thiệp quá nhiều vào hành động của con.
Từ chối dành thời gian cho con
Có rất nhiều ông bố vì quá bận rộn với công việc và các mối quan hệ xã hội mà không dành đủ nhiều thời gian cho con, mỗi ngày chỉ tranh thủ gần con được một chút. Tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ không tốt cho mối quan hệ của hai cha con, và không tốt cho sự phát triển của trẻ. Hãy nhớ rằng bạn càng ở bên cạnh con nhiều, con sẽ càng tự tin, can đảm, và trẻ sẽ dễ dàng vượt qua một số rắc rối tuổi nhỏ, và hai cha con sẽ gần gũi, thấu hiểu nhau hơn.
Quá bao bọc con, không để con đối đầu với khó khăn
Việc các ông bố bao bọc con cái quá mức, đôi khi sẽ khiến con trẻ mắc bệnh ‘con nhà giàu giẫm phải gai mùng tơi’. Và đôi khi bạn có thể quan sát và chỉ can thiệp khi thực sự cần thiết, vì nếu quá bao bọc có thể bạn đang vô tình khiến trẻ mất đi bản năng, phản xạ và sự can đảm. Bởi nếu trẻ không dám đối mặt với rủi ro khi còn nhỏ, sẽ không có kỹ năng để độc lập khi trưởng thành.
Không cho con trai thể hiện cảm xúc của bản thân.
Trong khi các bé gái được khuyến khích và thậm chí giúp đỡ nhiệt tình để thể hiện cảm xúc, thì các bé trai lại luôn bị coi là yếu đuối nếu làm điều đó. Hậu quả của việc kìm nén cảm xúc sẽ xuất hiện sớm hơn khi bé bước vào cuộc sống, và ảnh hưởng đến tương lai của cậu bé. Không biết bộc lộ cảm xúc sẽ khiến cậu bé bối rối trong việc tìm cách giải quyết các vấn đề tình cảm của bản thân, gây căng thẳng và lo lắng, cũng như hạn chế khả năng kết giao của bé.
Trách phạt con trai mà không thể hiện tình thương.
Khi con cái sai phạm, việc các ông bố cần làm là kỷ luật thay vì mắng nhiếc và trách phạt. Thay vào đó, bạn nên đặt ra các quy tắc và giới hạn phù hợp cho con trai, nhắc nhở bé ấy rằng mọi hành động đều có hậu quả. Tuy nhiên, việc phạt con cũng cần xen lẫn tình thương và cảm xúc, nếu chỉ biết la mắng và quát nạt, rất có thể sẽ khiến con bạn sợ hãi, và sao chép thái độ gắt gỏng, hung hang của bạn.
Che giấu những thất bại của mình.
Bài học tốt nhất mà chúng ta có được trong cuộc sống của mình là cách vượt qua thất bại. Nhưng nếu bạn chứng kiến thất bại của người khác, bạn sẽ suy nghĩ kỹ trước khi làm việc tương tự. Vì vậy, nếu bạn che giấu những quyết định sai lầm, và những trở ngại mà bạn không thể vượt qua, con bạn có thể sẽ lặp lại những sai lầm tương tự. Nếu bạn chỉ cho con trẻ cách học hỏi từ những sai lầm của bản thân, bằng bài học của chính bạn, cậu bé sẽ noi theo tấm gương của bạn, và hiểu rằng không cần phải sợ sai. Thay vào đó là chấp nhận và vượt qua thất bại để đạt được những mục tiêu cao hơn, và vượt qua những thách thức lớn hơn.
Không tôn trọng mẹ của đứa trẻ
Nếu con trai thấy bạn luôn tức giận, cáu kỉnh và thiếu tôn trọng mẹ của nó, mối quan hệ giữa bạn và con trai sẽ trở nên căng thẳng tột độ, và chắc chắn sẽ không bao giờ thân thiết hơn được với nhau. Con trẻ sẽ quan sát cách bạn bày tỏ tình yêu với vợ của mình. Ngay cả khi cả hai đã ly hôn, bạn nên đối xử với cô ấy một cách tôn trọng. Có như vậy, con trai mới học hỏi và biết cách đối xử lịch thiệp với các chị em, với mẹ của cậu bé, và với tất cả những người phụ nữ khác.