Mỹ là một trong số nhiều quốc gia đón Tết dương lịch. Vào đêm Giao thừa, người dân Mỹ đổ xô về Quảng trường Thời đại ở thành phố New York để xem lễ thả quả cầu pha lê khổng lồ đón năm mới. Đây là một trong những hoạt động đặc sắc nhất ở New York trong đêm giao thừa.
Hoạt động đặc sắc này lần đầu tiên được chính quyền New York tổ chức vào đêm 31/12/1907. Khi ấy, quả cầu chưa được làm từ gỗ và sắt chứ không phải pha lê như hiện nay.
Người dân Brazil thường đón năm mới trên các bãi biển trong tiết trời ấm áp. Tại đây, họ sẽ nhảy qua 7 con sóng. Sở dĩ người Brazil làm như vậy là vì họ tin rằng việc nhảy qua 7 con sóng sẽ đem lại may mắn cho bạn trong năm mới.
Theo quan điểm của người Brazil, mỗi người sẽ có một năm mới an lành và hạnh phúc hơn nếu như mặc trang phục màu trắng và ném một bó hoa xuống nước để dâng nữ thần biển.
Nhiều người thường lầm tưởng Australia là quốc gia đón năm mới sớm nhất thế giới. Tuy nhiên, thực tế không phải vậy. Đảo Tonga, đảo Christmas của Cộng hòa Kiribati và nhà nước độc lập Samoa (Tây Samoa) thuộc Mỹ mới là những nơi đầu tiên trên thế giới đón năm mới.
Ngược lại, đảo Baker và Howland – hai hòn đảo hẻo lánh ngoài khơi nước Mỹ là vùng đất đón năm mới muộn nhất thế giới.
Auld Lang Syne (trong tiếng Anh là “Old Long Since” có nghĩa "Những ngày xa xưa") là ca khúc chúc mừng năm mới nổi tiếng nhất mọi thời đại. Đây là một bài hát cổ, có lịch sử hơn 200 năm và được người dân nhiều nước hát bài này vào đêm giao thừa.
Berlin là nơi tổ chức một trong những lễ đón giao thừa lớn nhất châu Âu với sự tham gia của hơn 1 triệu người. Vào khoảnh khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới, Cổng Brandenburg ở Berlin là nơi tập trung đông người đón giao thừa nhất.
Lễ đón giao thừa được tổ chức quy mô lớn ở tháp đồng hồ Big Ben, London, Anh. Sự kiện này được nhiều đài truyền hình của Anh phát sóng trực tiếp.