7 suy nghĩ tiêu cực có thể hủy hoại cuộc sống của bạn và cách thoát khỏi chúng

Đôi khi những suy nghĩ tiêu cực có thể gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần, sự tự tin và sức khỏe tổng thể của chúng ta. Vì vậy, bạn nên tìm ra những suy nghĩ tiêu cực và loại bỏ chúng ngay lập tức.

Ví dụ, nếu ai đó khen ngợi về thành tích của chúng ta, chúng ta không nên phủ nhận nó và cho rằng đó chỉ là may mắn. Thay vào đó, chúng ta nên chấp nhận lời khen và thừa nhận với bản thân rằng chúng ta thực sự xứng đáng.

Đôi khi suy nghĩ có thể thay đổi cả cuộc sống của chúng ta. Vì vậy, hãy cảnh giác với những suy nghĩ độc hại, và bạn có thể thấy những thay đổi tích cực trong cuộc sống của mình!

1. Bạn suy nghĩ theo hướng cực đoan.

Suy nghĩ theo hướng cực đoan được gọi là tư duy "được ăn cả ngã về không". Kiểu người này thường hướng tới sự hoàn hảo hoặc cầu toàn: bạn phải thành công hoặc thất bại hoàn toàn. Ở nhà, bạn phải là người mẹ hoặc người vợ tốt nhất bằng mọi giá, và nếu có một khía cạnh nào đó thiếu sót, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy tội lỗi và thất vọng về bản thân.

Hãy cho phép bản thân là người không hoàn hảo, bắt đầu bằng cách loại bỏ những thuật ngữ "được - mất" trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ, nếu bạn tự ý thức về khả năng ca hát của bản thân khi những người khác đang ở xung quanh, đừng nghĩ, “Mình hát thật dở tệ. Mọi người sẽ nhìn chằm chằm vào mình và nghĩ rằng mình trông thật dở hơi ”. Thay vào đó, hãy nghĩ, “Mình thích ca hát, và mình chỉ đang tận hưởng nềm vui mà thôi”.

2. Bạn đánh đồng mọi thứ quá mức.

Đôi khi chỉ một vài kết quả không như mong đợi cũng có thể khiến bạn nghĩ rằng mọi thứ sau đó cũng sẽ tồi tệ như vậy. Ví dụ, nếu bạn không nhận được lời mời thử việc nào sau nhiều cuộc phỏng vấn liên tiếp, bạn có thể sẽ nghĩ, "Mình là kẻ thất bại. Mình sẽ không bao giờ kiếm được việc làm. ”

Thay vào đó, hãy cố gắng nhìn nhận bản thân và thế giới xung quanh một cách thực tế hơn. Chấp nhận rằng những thất bại có thể xảy ra, và chúng không thể định nghĩa bạn là ai hoặc điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Hãy nhớ rằng những kỹ năng bạn có đều có giá trị và bạn vẫn là một người có năng lực, chỉ là chưa có một nơi phù hợp để bạn bộc lộ năng lực của bản thân thôi.

3. Bạn không chấp nhận những phản hồi tích cực.

Bạn cảm thấy mình không xứng đáng khi ai đó khen ngợi năng lực làm việc của bạn. Vì vậy, khi có ai nói với bạn:"Cô đã làm rất tốt!" bạn đáp lại, "Cảm ơn, nhưng bất cứ ai cũng có thể làm được như vậy." Hoặc bạn chỉ nói lời cảm ơn, nhưng lại nghĩ rằng, "Anh ta chỉ nói vậy để tỏ ra tử tế, nhưng chắc chắn anh ta không thực sự nghĩ như vậy." Và vì suy nghĩ theo hướng tiêu cực như vậy khiến bạn cảm thấy bản thân không xứng đáng với những lời khen ngợi.

Thay vì như vậy, hãy học cách chấp nhận những phản hồi tích cực và không đánh giá thấp giá trị bản thân. Thay vì duy trì hình ảnh tiêu cực về bản thân trong suy nghĩ, hãy cứ tin rằng họ khen ngợi bạn thực sự vì bạn làm tốt, và cố gắng cảm thấy hài lòng về điều đó.

4. Bạn để cảm xúc kiểm soát quyết định của mình.

Đưa ra kết luận về bản thân hoặc những thứ xung quanh bạn dựa trên cảm xúc là một kiểu suy nghĩ tiêu cực khác có thể cản trở bạn thực hiện những gì mình mong muốn và đạt được mục tiêu của mình. Ví dụ, bạn muốn bắt đầu một công việc kinh doanh, nhưng bạn sợ nó sẽ không thành công và bạn cảm thấy choáng ngợp với quy trình kinh doanh. Do đó, trong suy nghĩ của bạn hình thành tâm lý thụ động, bạn cho rằng nếu bản thân cảm thấy sợ hãi và bối rối, thì những công việc như điều hành hay kinh doanh không phù hợp với bạn.

Tuy nhiên, cách suy nghĩ của bạn có thể không phản ánh đúng thực tế. Nếu bạn có suy nghĩ tiêu cực ngay từ đầu, bạn đang chuẩn bị cho sự thất bại. Vì vậy, việc cần thiết nên làm lúc này là loại bỏ những lo lắng, đối mặt với nỗi sợ hãi và suy nghĩ tích cực hơn về năng lực của bạn hoặc tình hình hiện tại.

5. Bạn thường tự trách mình.

Tất cả chúng ta đều muốn kiểm soát được mọi thứ xảy ra trong cuộc sống của mình, vì vậy khi một điều gì đó không diễn ra theo cách chúng ta mong đợi, chúng ta sẽ tự trách mình, ngay cả khi trách nhiệm không thuộc về chúng ta. Ví dụ, nếu con của bạn bị điểm kém, bạn bắt đầu nghĩ rằng mình là một phụ huynh tồi. Hoặc nếu bạn đặt bàn tại một nhà hàng cho buổi hẹn với đám bạn, nhưng khi đến nơi, họ báo rằng chưa nhận được thông tin đặt chỗ của bạn, lúc này bạn bắt đầu tự trách mình thiếu sót vì đã không kiểm tra kỹ xem việc đặt chỗ đã hoàn tất hay chưa, và bạn nghĩ rằng bạn bè sẽ đổ lỗi cho bạn vì đã làm hỏng buổi hẹn của mọi người. Trong khi thực tế, việc này không hoàn hoàn là lỗi của bạn - có thể nhan viên đặt bàn đã bỏ sót hoặc do lỗi hệ thống.

Vì vậy, thay vì tự trách bản thân, hãy chấp nhận rằng có một số việc nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn, và tìm hướng giải quyết thay vì áy náy về sai sót đó.

6. Bạn sử dụng những từ như “phải”, “nên” và “bắt buộc”.

Trong một số tình huống, những từ này thể hiện rằng bạn đang đặt ra mục tiêu không thực tế. Và nếu bạn không đạt được những mục tiêu này, bạn cảm thấy tồi tệ và coi mình như một kẻ thất bại. Ví dụ, bạn tự nghĩ: “Mình nên tập thể dục 5 lần một tuần.” Và sau khi bạn không thực hiện được mục tiêu này, bạn cảm thấy có lỗi với bản thân, và bạn nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ có đủ ý chí để làm điều đó.

Thay vào đó, hãy nghĩ "Mình chỉ cần tập thể dục 5 lần một tuần thôi." Nếu bạn sử dụng cách nghĩ như vậy, bạn sẽ không cảm thấy bị ép buộc với hành động của bản thân. Bạn sẽ cảm thấy tự do hơn trong việc đưa ra lựa chọn những gì bạn có thể và muốn làm. Và bạn sẽ không cảm thấy tội lỗi nếu bạn quên không tập thể dục vào một ngày nào đó.

7. Bạn đưa ra kết luận một cách chủ quan

Bạn không bao giờ có thể thực sự biết người khác đang nghĩ gì. Tuy nhiên, đôi khi lo lắng hoặc bất an có thể khiến bạn đưa ra giả định về những gì người khác nghĩ về bạn, và thường là những nhận định tiêu cực về bản thân.

Ví dụ, bạn cảm thấy ngại ngùng khi nhận thấy ai đó đang nhìn chằm chằm vào mình. Bạn nghĩ rằng có thể răng có gì đó, hoặc mái tóc của mình không gọn gàng. Trong khi thực tế, người đó hoàn toàn không nhìn chằm chằm vào bạn. Họ có thể chỉ đang nhìn về phía xa, chìm sâu trong suy nghĩ. Và nếu họ thực sự đang nhìn bạn, có thể họ muốn làm quen với bạn hoặc cảm thấy bạn thật thu hút.

Đừng để sự lo lắng kiểm soát cách bạn suy nghĩ và cảm nhận mọi thứ. Khi bạn nhận thấy bộ não của mình bắt đầu đưa ra các gia thuyết, thay vì chọn ra những giả định tiêu cực, hãy dừng lại ngay và thay thế bằng những suy nghĩ tích cực hơn.