8 hành động tưởng không nên nhưng lại giúp tình cảm thêm bền chặt

Chúng ta có quá nhiều định kiến ​​cố hữu trong tâm trí về những chuẩn mực của một tình yêu đẹp. Tuy nhiên, rõ ràng có những yếu tố tưởng chừng có thể tác động tiêu cực đến mối quan hệ lại được khuyến khích vì có thể thúc đẩy tình cảm phát triển mãnh mẽ hơn.

Dưới đây là 8 nhân tố bạn nên lưu ý vì không phải lúc nào cũng ảnh hưởng xấu tới chuyện tình cảm giữa hai bạn:

Xung đột

Không có mâu thuẫn, đồng nghĩa với không có niềm tin. Nếu bạn không thể hiện quan điểm và cảm xúc của bản thân, bạn không thể thay đổi bất cứ điều gì. Tranh luận giúp loại bỏ sự tức giận và giúp đối phương hiểu hơn về suy nghĩ của bạn. Từ đó cả hai sẽ tìm thấy những điểm yếu của nhau, và dần hiểu nhau hơn.

Điều quan trọng là phải tuân thủ các quy tắc tâm lý khi tranh luận. Đó là tôn trọng đối phương; nhận ra rằng xung đột là cục bộ và hữu hạn còn tình yêu mới mang giá trị bất diệt; tránh bắt đầu một câu với đại từ nhân xưng là đối phương, mà nên đặt vị trí của mình trong câu nói trước. (ví dụ, không phải "Anh quá vô trách nhiệm" mà là "Em cảm thấy rất thất vọng").

Tán tỉnh

Tán tỉnh giúp cả hai duy trì sức hút với đối phương. Khi được ai đó tán tỉnh chúng ta cảm thấy vô tư và hấp dẫn, cách này làm tăng tâm trạng phấn khích và sự tự tin của chúng ta. Quan trọng là mang năng lượng tích cực này vào mối quan hệ của bạn.

Làm thế nào để biết được bạn đã đi quá xa trong cuộc chơi này? Các nhà tâm lý học khuyên bạn như sau: nếu bạn nghĩ những lời bạn nói hoặc những điều bạn làm có thể làm tổn thương đối phương, tức là bạn cần phải cân nhắc lại về hành vi tán tỉnh của mình. Tuy nhiên, nếu bạn có thể cư xử tương tự trước mặt đối phương, thì điều đó cũng không quá đáng ngại.

Nuông chiều bản thân

Để tình yêu không trở thành mồ chôn hạnh phúc, quan trọng là bạn phải biết yêu thương bản thân, và đủ vững vàng để giữ vững lập trường của bạn (và tôn trọng mong muốn tương tự ở đối phương). Phải tự vạch ra giới hạn của bản thân (điều này tôi có thể nhẫn nhịn, điều kia thì không) và không gian, sở thích và thú vui của riêng bạn.

Nếu không, sự tích lũy từ những lần sai phạm và những lần không vừa ý với đối phương sẽ ngày càng nhiều hơn. Và rồi cả hai sẽ cảm thấy khó thở khi sống cùng nhau.

Đối mặt khó khăn

Tất cả các cặp đôi đều sẽ phải trải qua giai đoạn khủng hoảng khi bên nhau. Đó là lý do tại sao chúng ta phải học cách vượt qua những khó khăn, xung đột, không hài lòng, những lần chờ đợi, và không khép chặt lòng mình với đối phương hay chia tay vì những lý do vụn vặt.

Nên giữ khoảng cách

Nếu hai bạn suốt ngày kè kè bên nhau, thì chuyện tình của bạn chắc chắn sẽ nhanh chóng trở nên nhạt nhẽo và thậm chí nhàm chán. Hai cá nhân "Tôi" nhanh chóng trở thành "chúng ta" đúng về mọi mặt, và rồi bạn cảm thấy đối phương giống như một phần của chính bạn, khiến mối quan hệ của bạn không còn tồn tại sự tò mò, thu hút và quan tâm nữa.

Tất cả các nhà tâm lý học gia đình khuyên cả hai nên dành không gian cho cá nhân thay vì bên nhau mọi lúc. Một cuộc hội ngộ hạnh phúc sẽ luôn xuất hiện sau một cuộc chia tay dù chỉ là ngắn ngủi. Hãy nhớ chúng ta tạo ra khoảng không tự do vì tình yêu, và cho chúng ta. Đừng nhầm lẫn hai khái niệm đó với nhau.

Không nghĩ gì nói đấy

Không phải mọi sự thật đều đem lại niềm vui. Đôi khi giữ sự thật trong lòng lại là giải pháp tốt để mối quan hệ tình cảm êm ấm và lâu dài. Những thứ gọi là sự thật như: "Mẹ anh nghĩ rằng em không có ưu điểm gì nổi bật!" và "Sau khi mang bầu trông em béo hơn nhỉ"… bạn đừng bao giờ nên nói với đối phương. Nếu bạn coi trọng người ấy, hãy cân nhắc và lựa chọn lời nói một cách cẩn trọng. Có những thứ tốt hơn hết là không nên nói ra.

Bảo vệ quan điểm, sở thích của mình

Chúng ta từ bỏ sở thích cá nhân và thậm chí các mối quan hệ bạn bè thân thiết nhằm cải thiện mối quan hệ và tìm đến sự hòa hơp với đối phương. Nhưng kết quả là, chúng ta đã tự mình xóa bỏ bản sắc độc đáo của bản thân, và tích lũy sự bất hạnh cùng cảm giác khó chịu, và tất cả sẽ biến thành xung đột trong tương lai không xa.

Bất kỳ sự hy sinh nào cũng là một hình thức “tống tiền tình cảm”, và đầu độc các mối quan hệ. Vì người hy sinh bản thân cũng luôn muốn nhận được sự hy sinh tương tự từ đối phương.

Không trở thành “bảo mẫu” của đối phương

Nuông chiều đối phương, ghi nhớ toàn bộ những mong muốn của họ, luôn dịu dàng như một người mẹ thực sự không phải ý tưởng hay khi bắt đầu mối quan hệ.

Bởi vì việc trở thành “bảo mẫu” có thể dẫn đến:

Trước hết, cảm giác “dị ứng”. Phụ nữ trưởng thành về tâm lý cần một người đàn ông, không phải là một người cha. Còn, đàn ông trưởng thành, cần một người bạn đời bình đẳng, không phải là một bà mẹ khó tính.

Thứ hai, hành vi này có thể khiến sự đam mê và cuồng nhiệt bị thổi tắt. Nếu bạn thể hiện sự quan tâm và yêu thương như một người cha mẹ, thì trong tiềm thức đối phương, bạn cũng giống như cha mẹ của họ chứ không phải người yêu nữa.