Bài toán của học sinh lớp 2 gây tranh cãi: Minh tính sai hay cô giáo nhầm?

Toán cấp 1 dường như đơn giản những lại gây nên nhiều tranh cãi, đang ngày một xuất hiện nhiều trên MXH. Mới đây, một bài toán của học sinh lớp 2 về tính số lượng tam giác lại khiến dân mạng một phen xôn xao.

Nếu bạn nghĩ Toán bậc Tiểu học đơn giản, chỉ có cộng trừ nhân chia "dễ như ăn kẹo" thì bạn đã lầm bởi ngày nay, nhiều bài toán có khả năng gây "lú" cực mạnh cho cả người lớn. Bởi vậy khi được phụ huynh đăng tải để tìm lời giải đáp, cộng đồng mạng đã gây nên rất nhiều tranh cãi với những bình luận không có hồi kết.

Mới đây, trên mạng xã hội, một vị phụ huynh đã đăng tải một bài toán của học sinh lớp 2 với yêu cầu tính số tam giác trong hình lên diễn đàn với khẩn cầu mọi người có thể đưa ra đáp án chính xác cho đề bài này. “Em có con học lớp 2. Hôm qua nó đi học về nó bảo hướng dẫn nó làm bài này. Mình đếm mãi chưa ra. Nhờ mọi người ai có con học lớp 2 đếm giúp.”, vị phụ huynh chia sẻ trong bài đăng.

Ảnh 1: Bài toán của học sinh lớp 2 - We25.vn

Đề bài khiến phụ huynh bó tay.

Thoạt nhìn hình có lẽ chúng ta sẽ thấy đây là một bài toán cho học sinh lớp 2 khá đơn giản. Rất đông cư dân mạng đã để lại đáp án là 11 tam giác. Tuy nhiên, khi nhìn sang phương án trắc nghiệm để lựa chọn thì lại không hề có đáp án nào là 11. Có lẽ đây cũng là lý do mà bậc phụ huynh kia phải “thân chinh” đăng tải bài toán lên nhờ giải đáp. 

Vậy đâu mới là đáp án đúng? Liệu có thật là cô giáo nhầm lẫn trong đề bài này hay không? Đáp án đã được giải đáp ngay trong phần bình luận của bài đăng. Ngoài kết quả là 11, đã có những cư dân mạng cho ra đáp án là 8 hình và thậm chí còn có cả lời giải được chụp lại.

Ảnh 2: Bài toán của học sinh lớp 2 - We25.vn

Lời giải cho bài toán.

Ảnh 3: Bài toán của học sinh lớp 2 - We25.vn

Bình luận giải thích của cư dân mạng.

Thật đúng vậy, nếu để ý kĩ, ta có thể nhận ra đường chéo phía bên trái đã được kẻ lệch, không hề trùng với đẹp giao của 2 cạnh hình chữ nhật bên ngoài nên không thể tạo ra tam giác nhỏ. Bài toán đã được giáo viên "gài bẫy", đòi hỏi học sinh phải tập trung quan sát thì mới có thể cho ra đáp án chính xác nhất.

Vậy nên các phụ huynh và cư dân mạng đừng vội chỉ trích thầy cô giáo - những người có kinh nghiệm chuyên môn mà hãy quan sát, tính toán tỉ mỉ hơn ngay cả với những bài toán đơn giản của con em mình./.

 Bài toán rót dầu cấp 1 tưởng dễ hóa ra học sinh cấp 3, sinh viên đại học... cũng tranh cãi ầm ĩ