Biến thể mới của Covid-19 ngày càng lan rộng trên khắp châu Âu và được phát hiện gần đây ở Malaysia, Singapore và nhiều nước khác.
Paul Tambyah - cố vấn cao cấp tại Đại học Quốc gia Singapore và là Chủ tịch của Hiệp hội Quốc tế về Bệnh truyền nhiễm cho biết: “Biến thể này dễ lây nhiễm hơn nhưng ít gây nguy hiểm cho người bệnh hơn”. Bộ Y tế của Singapore chưa đưa ra phản hồi chính thức cho phát ngôn này. Ông Tambyah cũng khẳng định: “Hiện đã có bằng chứng cho thấy sự gia tăng của biến thể ở châu Âu đồng thời với tỷ lệ nguy kịch suy giảm nên đây có thể là dấu hiệu tốt".
Tambyah cho biết, biến thể này không có khả năng gây ảnh hưởng đến hiệu quả của bất kỳ loại vaccine nào, bất chấp những cảnh báo trái ngược từ các chuyên gia y tế. Ông nói với Reuters: “Đây có thể là tín hiệu tốt khi chúng ta sẽ phải đối mặt với một loại virus chỉ lây lan trên diện rộng với ít tỷ lệ gây nguy hiểm. Hầu hết những virus có xu hướng ít nguy hiểm hơn khi chúng biến đổi sang dạng khác”.
Theo WHO, biến thể này đã được phát hiện vào đầu tháng 2 tại châu Âu và châu Mỹ, đặc biệt là không có bằng chứng nào về việc biến thể này khiến cho tình trạng bệnh nhân trở nên xấu hơn. Tuần qua, Giám đốc y tế của Malaysia đã kêu gọi người dân cảnh giác hơn sau khi các nhà chức trách phát hiện biến thể D614G của Covid-19 trong 2 tổ hợp gần đây. Vị giám đốc này cho rằng, chủng mới được phát hiện có khả năng lây nhiễm cao gấp 10 lần và các loại vaccine hiện đang được phát triển có thể sẽ không có hiệu quả.
Tuy nhiên, ông Tambyah phản bác rằng, biến thể này sẽ không đủ mạnh để khiến virus kháng với vaccine hoặc làm giảm hiệu quả của vaccine. “Biến thể ảnh hưởng đến sự liên kết của gia tăng protein và không nhất thiết phải được nhận biết protein từ hệ thống miễn dịch, đó sẽ là nhiệm vụ của vaccine.”, ông chia sẻ.
Theo Times of India