Các công ty quản lý đầu tư tại Đông Nam Á vẫn còn ngân sách chi kỷ lục 8,7 tỷ USD

Trong khi các hoạt động gây quỹ của các công ty quản lý đầu tư đang bị ảnh hưởng bởi tác động từ Covid-19 thì các chuyên gia nhận định đây là cơ hội cho các nhà đầu tư với ngân sách lớn.

Ascent Capital Partners có trụ sở tại Singapore đang nhắm đến Myanmar - thị trường đang tìm kiếm các khoản đầu tư vào các công ty khởi nghiệp về công nghệ, giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Đất nước 53,7 triệu dân này đang có sự dịch chuyển thị trường di động, 80% dân số đã sở hữu điện thoại thông minh vào năm 2018.


Myanmar đang là một trong những thị trường phát triển nhanh nhất Đông Nam Á.

Sau khi làm việc với các đối tác để đầu tư tổng cộng 26 triệu USD vào nhà cung cấp dịch vụ internet địa phương Frontiir vào tháng 6, Ascent Capital đã "bỏ túi" thêm 70 triệu USD. Nhà sáng lập và đối tác quản lý Lim Chong Chong cho biết, khi việc áp dụng công nghệ ở Myanmar có khả năng tăng tốc, công ty muốn thực hiện một khoản đầu tư khác trong năm nay và 2 - 3 lần nữa trong 18 đến 24 tháng tới, mỗi khoản ít nhất 10 triệu USD. “Giáo dục và chăm sóc sức khỏe là lĩnh vực trọng tâm trong những cuộc họp của chúng tôi.”, ông tiết lộ.

Hoạt động gây quỹ tập trung vào châu Á của các công ty cổ phần tư nhân đã giảm 44% hàng năm xuống còn 13 tỷ USD trong quý đầu tiên của năm 2020 do đại dịch, mức thấp nhất kể từ quý 3 năm 2013, theo báo cáo gần đây của đài Reuters. Tuy nhiên, các công ty Đông Nam Á này cũng đang sở hữu ngân sách chi đạt kỷ lục 8,7 tỷ USD, theo Facebook và công ty tư vấn Bain & Company cho biết trong một báo cáo công bố hồi đầu tháng.

Khoản ngân sách chưa sử dụng là cơ hội cho các công ty mới thành lập, các công ty cỡ trung mới nổi và “kỳ lân” - những công ty khởi nghiệp trị giá hơn 1 tỷ USD trong khu vực. Một số công ty đầu tư mạo hiểm - tập trung vào các công ty khởi nghiệp và đầu tư giai đoạn đầu - cũng có nhiều ngân sách chi và mua sắm.

Tập trung vào thị trường Đông Nam Á, Insignia Ventures Partners có trụ sở tại Singapore đã đầu tư 200 triệu USD vào startup thứ 2 trong năm ngoái, trong khi đối tác quản lý sáng lập Tan Yinglan không tiết lộ ngân sách. Ông cho rằng, các nhà đầu tư đang có nhiều chiến lược hơn trong các giao dịch và công ty của ông đang tiết kiệm để phát triển danh mục đầu tư hiện tại.

Tan giải thích, “số tiền khổng lồ” dành cho các công ty đầu tư mạo hiểm đến từ sự quan tâm ngày càng tăng tới thị trường công nghệ của khu vực trong 5 năm qua, đặc biệt là từ các công ty gia đình - công ty tư nhân quản lý tài sản của một gia đình giàu có. “Mọi người đã thấy cách các công ty như Sea, Grab và Gojek nổi lên như những nhà tiên phong trên thị trường và đang đổ xô kiếm tiền cho thế hệ tiếp theo của các công ty khởi nghiệp Đông Nam Á, từ những gã khổng lồ công nghệ đến nhiều nhà đầu tư tổ chức khác, quỹ tài trợ, công ty gia đình.”, ông nói.


Gojek đã chính thức tiến sang thị trường Việt Nam.

Cơ hội ở Đông Nam Á đã không thoát khỏi con mắt tinh tường của các nhà đầu tư Trung Quốc. Nền kinh tế di động đang phát triển của Đông Nam Á đã nhận được một dòng tiền được chuyển hướng từ bối cảnh công nghệ bão hòa ở Trung Quốc - 1,78 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm 2019, tăng gấp 8 lần so với cùng kỳ năm 2018.

Thomas Chou, đồng giám đốc một công ty cổ phần tư nhân châu Á và là đối tác của công ty luật Morrison & Foerster, cho biết, công ty của ông “gặt hái thành công vụ xuân - hè này” khi làm chốt các hợp đồng đầu tư dù các nhà đầu tư phải vật lộn với các hạn chế di chuyển ở các nước, gây khó khăn trong việc đánh giá thẩm định. Chou cho biết, Covid-19 bùng phát đã thúc đẩy xu hướng hoạt động đầu tư trong các lĩnh vực “hỗ trợ số hóa, bao gồm chăm sóc sức khỏe và y tế, thương mại điện tử, chuỗi cung ứng và hậu cần, công nghệ, fintech, công cụ truyền thông kỹ thuật số, trung tâm dữ liệu và công nghệ nông nghiệp/thực phẩm”. Những công ty thuộc lĩnh vực này còn phát triển mạnh mẽ hơn nhiều trong đại dịch.

2C2P, nền tảng thanh toán toàn cầu có trụ sở tại Singapore, đã thành lập một chi nhánh đầu tư mạo hiểm vào quý 2 năm nay và đang tìm cách nắm cổ phần thiểu số trong các công ty khởi nghiệp fintech. “Các công ty này có thể nằm trong các phân ngành bao gồm các tùy biến thanh toán mới hoặc các tích hợp hệ thống có kết nối với các ngân hàng, doanh nghiệp lớn.”, nhà sáng lập và giám đốc điều hành nhóm Aung Kyaw Moe đánh giá. Ông cũng đang để mắt đến các công ty khởi nghiệp fintech để thâm nhập thị trường Đông Nam Á.

Thanh toán kỹ thuật số hoặc di động đã và đang là một lĩnh vực tăng trưởng ở châu Á. Ví dụ, trong những năm gần đây, Trung Quốc đã nhanh chóng chuyển hướng sang fintech và thanh toán kỹ thuật số khi cơ sở hạ tầng số của họ được tăng cường với việc nhiều người dùng gỡ bỏ tài khoản ngân hàng hoàn toàn để chuyển thẳng sang thanh toán bằng điện thoại di động.

Tương tự, ở Indonesia, nơi 52% trên tổng dân số 270 triệu người không có tài khoản ngân hàng, khách hàng ở khu vực nông thôn không có điều kiện vay tín dụng có thể nhận các khoản vay nhỏ từ những người dùng fintech hoặc mua sắm qua điện thoại của họ. “Chúng tôi vẫn còn nhiều địa điểm để đầu tư do nhiều quốc gia vẫn chưa áp dụng hoàn toàn thanh toán kỹ thuật số và tiếp tục đối mặt với những thách thức về cơ sở hạ tầng mà chúng tôi hy vọng sẽ giúp đỡ giải quyết trong tương lai.”, Aung chia sẻ.

Tuy nhiên, suy thoái kinh tế làm giảm giá trị tài sản, buộc một số công ty phải bán với giá rẻ cũng khiến các nhà đầu tư thận trọng hơn. Insignia Ventures Partners gợi ý rằng, các công ty đầu tư mạo hiểm đã chỉ ra cách định giá WeWork - nhà đầu tư và cung cấp không gian làm việc giảm mạnh sau nỗ lực phát hành cổ phiếu công khai (IPO) thất bại vào năm ngoái. Ngân hàng SoftBank của Nhật Bản đã đầu tư vào WeWork thông qua quỹ đầu tư mạo hiểm Vision Fund và không thể lấy lại tiền, thay vào đó mất hơn 4,6 tỷ USD.


WeWork khiến SoftBank mất hơn 4,6 tỷ USD.

Thay vì đầu tư sớm, các quỹ trong khu vực đã tiết kiệm để đầu tư vào các vòng sau nhằm "giảm gấp đôi số tiền vốn của họ hoặc để một số thị trường phát triển theo một hướng nhất định". Vishal Harnal, đối tác chung của 500 Startups có trụ sở tại Singapore, cũng phát biểu tương tự: “Phần lớn lượng ngân sách còn lại trong các quỹ đầu tư mạo hiểm hiện nay được dành cho các công ty với lĩnh vực hiện tại đang phát triển thành công”.

Theo SCMP