Checkin-holic: Myanmar 2019 - Cuộc hành hương cùng mặt trời đỏ - Nguyễn Thùy Trang

Với một đứa lười và ham ngủ như mình, thật là nghịch lý khi lại luôn ham mê xê dịch, cuồng chân đến mức khó hiểu. Nhưng phải ít nhất 1 lần đặt chân đến những vùng đất xinh đẹp trong nước và ngoài nước, mới hiểu được vì sao lý trí cứ suốt ngày săm soi vào số dư tài khoản; nhưng trái tim thì lại khao khát được mở rộng để nhìn về hướng mặt trời.

Với một đứa khá “tín” như mình, chỉ cần nghĩ thôi đã thấy Myanmar hợp không thể hợp hơn: cả nước Myanmar có hàng vạn đền, chùa, tháp, nằm rải rác trên khắp đất nước. Vì vậy, cũng như Campuchia, Myanmar còn được gọi là đất nước Chùa tháp.

Cuộc hành hương cùng mặt trời đỏ lộng lẫy, in vào tâm khảm về tín ngưỡng của miền đất Phật, khám phá mảnh đất được xem là “nghèo bậc nhất Châu Á” sau hàng chục năm bế quan tỏa cảng nhưng lại sinh ra những con người chân thật, hồn hậu, giàu tình người; và cảnh sắc phải khiến nhiều người trầm trồ vì độ tuyệt mỹ.

Một chút Myanmar

Nước này còn có tên là Bruma hay Miến Điện; nên đừng có nhầm lẫn 3 tên này khác nhau nghen.

Múi giờ Myanmar chậm hơn Việt Nam tầm 30 phút, tức là nếu ở Việt Nam đang là 7h sáng thì Myanmar là 6h30 sáng.

Đây là đất nước “ngủ quên” trong nền văn minh nhân loại (đóng cửa hàng chục năm) nên khi mở cửa lại, bắt đầu phát triển về du lịch thì đúng là Myanmar còn nguyên nét hoang sơ, nguyên bản, giữ được sự tự nhiên và cả những đặc ân thiên nhiên ban tặng cho. Như cảnh hoàng hôn, bình minh ở Bagan là một “tuyệt tác”, có lẽ bất cứ ai từng được chiêm ngưỡng cũng sẽ nhớ mãi không quên.

Hay hồ trên núi Inle Lake cũng là một bức tranh động ngợp màu xanh và những cánh chim, phải đi 1 lần để chứng kiến cảnh những người đánh cá thuần thục bắt cá bằng chân, mây trời như hòa vào làm một với mặt hồ…mới thấy được đất nước được xem là rất nghèo này lại có những cảnh quan đặc sắc đến thế nào.

Hay một điều thật nghịch lý khi đất nước cuồng tín ngưỡng Phật giáo, người dân thì nghèo, có thể trông bần hàn, chỉ mặc 1 chiếc longyi với áo sơ mi đơn giản nhưng không ngần ngại góp vàng vào chùa. Và có cả ngôi chùa Vàng với 2.600 năm lịch sử, mà trên đỉnh tháp có cả kim cương, trời ơi giàu đúng là nứt khố đổ vách, giàu lộ thiên luôn mà cứ khiêm tốn kêu nghèo.

Ở đây, đàn ông mặc váy, chim bay trên đầu chẳng biết sợ người. Người dân ăn trầu nhổ toèn toẹt cả nam cả nữ đều nhai bem bép y như khung cảnh Việt Nam rất nhiều năm về trước. Trên những con sông, đàn ông mặc độc 1 chiếc sịp mà chẳng ngại ngần xí hổ; phụ nữ quấn một chiếc khăn to như khăn tắm ngang ngực, trẻ con cởi chuồng, cứ thế hồn nhiên tắm rửa, giặt giũ ngay trên sông mặc kệ khách quốc tế trợn tròn con mắt nhìn theo.

Nước họ chẳng giống nước ta, nhưng ta lại nhìn được 1 Việt Nam của 20 năm về trước, ở một Myanmar hiện tại. Thế nên, đi Myanmar để hoài niệm, cũng là một trải nghiệm không tồi.

Nên đến Myanmar vào thời điểm nào?

Thời điểm đẹp nhất là từ tháng 11 đến tháng 3, sau tháng 3 – tháng 5 là mùa nóng kinh hồn bạt vía, tầm gần 40 độ lận đó, như Hà Nội lúc đỉnh điểm nên cũng chả có ma nào dám bay khinh khí cầu cho các mẹ ngắm đâu nghen.

Còn tháng 5 đến tháng 10 là mùa mưa, nếu muốn sml trong giông bão thì cũng có thể đón “cơn mưa ngang qua” tại Myanmar nha.

Vé máy bay:

Lần này mình book VJ đợt khuyến mãi, có giá là 2.475K/khứ hồi Hà Nội – Yangon.

p/s: Myanmar không cần visa, chỉ cần hộ chiếu còn hạn 6 tháng thì cứ có vé máy bay là đi tít tắp dưới 14 ngày nha các bạn.

Đổi tiền

Lúc mình đổi tỉ giá như sau:

  • 1 USD = 1.518 MMK/Kyats (chạt) - MMK là đơn vị tiền tệ của Myanmar, thường được viết tắt là “K”.
  • 1 USD = 23,140 VNĐ
  • 1000 Kyats = 15.380 VNĐ (gấp 15 lần tiền Việt , thực đáng sợ)

Ở Hà Nội thì nên đổi ở Hà Trung, nhưng do hồi đi Malaysia hỏi tỷ giá đồng chạt tận 17 nên thôi, mình theo như các bài review khác, cứ đến sân bay đổi USD ra Kyats; tỷ giá rất tốt, còn rẻ hơn đổi ở VN.

Sim card

Nên mua sim hãng OOREDOO, có giá 1.5K Kyats/sim; top up thêm phí dùng 3G và hòa mạng gọi quốc tế thì tính ra mỗi sim sẽ có giá từ 4.500 – 6.500 Kyats. Tuy nhiên, sim của mình là 4.500 Kyats cũng hay chập chờn lên xuống như kỳ “dâu tây” của các bà các mẹ vậy. Lúc thì đậm lúc thì nhạt akaka nên thật ra nếu có nhiều tiền dùng loại 6.500 Kyats như chị mình có lẽ sẽ mạnh hơn.

Trang phục

Nếu đi nhiều thành phố như chúng mình thì các bạn nên chuẩn bị đồ vừa gọn vừa đủ nha, vì thời tiết mỗi nơi khác nhau.

Bagan: Nóng cả ngày, lên xe bus đêm thì siêu lạnh.

Inle: Như Đà Lạt, nắng cháy da nhưng vì đi trên hồ nên lạnh dã man lạnh luôn; đêm xuống vẫn rất lạnh.

Yangon: cả ngày 31 độ.

Với thời tiết hơi bị ương ương như thế này thì nên mang váy màu đỏ, xanh, trắng là hợp màu nhất; rồi mang áo khoác cực ấm; khăn vintage và cả nón, mũ là ok lắm luôn.

Bên này mỹ phẩm gần như chẳng có, thứ duy nhất chống lại cái nắng là thanaka – một loại cây có thể mài ra, rồi bôi trực tiếp lên mặt, xịn sò hơn thì có các kiểu art một chút tùy theo độ có tâm của người bán, design xong ấn lên mặt bạn. Tuy nhiên, mình nghĩ đây vẫn là một cú lừa của dân địa phương, vì dù cả ngàn người Miến Điện đều bôi thanaka nhưng ai cũng đen thùi lùi í.

Nơi ở

Xin được lưu ý nếu các bạn vẫn còn đọc đến dòng này, vì bài review này rất dài, mất thời gian nhưng sẽ chi tiết đủ hết mọi thứ từ A-Z cho các bạn đi lần đầu. Nhưng đây là lịch trình di chuyển khá nặng, 4N3Đ đi 3 thành phố liền, nên nếu các bạn chọn style đi thong thả, vãn cảnh và chill thì chưa chắc đã hợp gu của bài review này nha.

Vì di chuyển liên tục nên mình chỉ book hostel ngày cuối cùng ở Yangon, các ngày còn lại thì tắm nhờ, vệ sinh cá nhân tại các phòng vé bus.

  • Yangon: Backpacker Bed & Breakfast, ngay khu trung tâm, cách các điểm như chùa Sule, quảng trường, công viên, Chinatown, chợ… chỉ vài trăm mét, tiện đi bộ. Ở đây nhỏ nhưng vô cùng sạch sẽ, gọn gàng, đầy đủ, phục vụ ăn sáng miễn phí hẳn 3set đồ để lựa chọn.

View tầng 8 nhìn ra bến cảng và ngắm trọn 1 góc thành phố, cứ như Hương Cảng – HongKong vậy đó . Giá mình book đã có sale là 320K/3 người/1 đêm. Quá hợp lý.

Lưu ý: Nếu đi xe bus đến và không nghỉ qua đêm tại bất cứ thành phố nào như chúng mình thì các bạn có thể liên hệ 1 quán nhà hàng, quán ăn nào đó để làm vệ sinh cá nhân và gửi đồ. Hãy thử mở lời đề nghị, vì người dân Myanmar cực kì thân thiện và hiếu khách.

Di chuyển từ sân bay Yangon đến bến xe hoặc trung tâm thành phố

Phương án tối ưu nhất khi bạn đi từ 3-4 người là Grab nhé. Taxi đầy cửa vẫy gọi chúng ta nhưng taxi ở cửa đến giá tầm 8.000 Kyats; đi sang bên phải thì là cửa đi, giá sẽ rẻ hơn tầm 7.000 kyats.

Nhưng ok nhất thì nên đi Grab để đỡ phải thương lượng nha, giá tầm 6.500 Kyats. Lưu ý nha: đường sá trong trung tâm Yangon thì rất đẹp, nhiều góc còn xinh xẻo như Hongkong cơ. Nhưng đường mà từ sân bay đi bến xe để đến Bagan thì như kiểu làng quê Việt Nam những năm nghèo đói vậy.

Di chuyển giữa các thành phố – Review 3 hãng xe lớn dành cho dân du lịch

Lựa chọn số 1 của dân du lịch bụi khi đến Myanmar chính là sleep bus. Để di chuyển từ thành phố này đến thành phố khác, đi bus rất tiện, với tổng thời gian di chuyển khoảng 8-10 tiếng/chặng. Bạn không cần lo lắng chuyện say sml và đói vì xe cực kì đẹp, rộng, sạch, cứ như đi máy bay; có cả đồ ăn, nước, chăn, tivi mini xem phim nghe nhạc,….

Trong 4N3Đ di chuyển đến 3 thành phố, chúng mình đã chọn 3 hãng xe khác nhau, là những hãng hàng đầu tại Myanmar, chọn luôn hạng ghế VIP giá đắt đỏ để trải nghiệm xem như thế nào.

Cả 3 hãng: Elite, JJ Express và Lumbini VIP đều rất ổn. Elite chính là NO.1 nha các bạn.

*****Gợi ý 1 vài website để check giá vé, giờ đi:

  • https://www.starticket.com.mm/;
  • https://myanmarbusticket.com/;
  • https://oway.com.mm/;

Lịch trình cơ bản

*Ngày 1: (12/1/2019): Yangon

  • 18:00 pm: đến sân bay
  • Di chuyển ra bến xe
  • Ăn tối
  • Bắt đầu hành trình ngủ trên bus, chuẩn bị hành hương tại Bagan.

*Ngày 2 (13/1/2019): Bagan

  • Sunrise Old Bagan
  • Shwe San Daw Pagoda: nơi ngắm bình minh và hoàng hôn đẹp nhất nhưng hiện không cho trèo lên tháp.
  • Ghé thăm nhà anh xế U Kyaw Ko Lunn, được anh mời ăn sáng cơm trắng với gà rán (24 tuổi, bằng mình, lái xe 3 năm ở Bagan, quê gốc Mandalay, vợ sinh năm 1994 nấu ăn rất ngon, có em bé 6 tháng tuổi rất xinh xắn).
  • Shwezigon: nơi cất giữ xương trán và xương đòn của Đức Phật, có hành lang thần thánh và giọt nước nhìn được đỉnh chùa.

  • Ăn trưa tại nhà hàng ven sông Fantasia Garden.
  • Ananda Pagoda: chùa có quy mô lớn nhất tại Bagan, sơn trắng, 4 phía có 4 tượng phật đứng.
  • Dhammayangyi: chùa gạch nâu đỏ bên trong rất lớn (2 hành lang đi vòng tròn bên trong).
  • Sulamani: chùa nằm trong khu trung tâm của Bagan ngắm ra xung quanh rất đẹp.
  • Ngắm sunset on Irrawaddy River.
  • Ăn tối tại KS Restaurant.
  • 22:00 lên xe đi Inle.

*Ngày 3 (14/1/2019): Inle Lake

  • 7:00 Am: Sunrise on Inle Lake
  • Làng nghề làm bạc
  • Thăm làng cổ dài, làng chuyên sản xuất ô
  • Ghé thăm chùa Phaung Dau OO (tên khác là Phaung Daw U) có tượng Phật khối vàng
  • Làng nghề dệt vải từ hoa sen
  • Khu chợ nổi
  • Ăn trưa tại nhà hàng trên sông
  • Ghé thăm làng thuốc lá
  • Tham quan chùa Indein với kiến trúc cực độc đáo
  • Ghé thăm tu viện ven hồ
  • Chiêm ngưỡng các Fisher man biểu diễn đánh bắt cá, quăng nơm bằng chân dưới ánh mặt trời
  • 4:30: Lên bờ ra bến xe

*Ngày 4 (15/1/2019): Yangon

  • 6:30: checkin khách sạn
  • 8h15: Chùa Sule, tòa nhà thị chính, quảng trường, công viên
  • Ghé thăm con đường nghệ thuật 41th Lane
  • Chợ Bogyoke Aung San Market (Scott Market)
  • Ăn trưa tại nhà hàng Golden Duck Restaurant
  • Chùa vàng - Shwedagon Pagoda
  • Thẳng tiến về sân bay Yangon – Hà Nội.

Ăn gì?

Lưu ý là đồ ăn bên này toàn dầu mỡ, gạo thì rời rạc như cơm nguội VN, đồ ăn kèm thì cay, nên có lẽ không hề hợp với người mình đâu.

Các bạn có thể ăn mì tôm, mang đồ dự phòng hoặc là ăn 1 vài món gợi ý dưới đây mà mình đã test và thấy hợp với người Việt nè:

1. Mỳ Shan: Tiếng Miến là Shan cao suề

Món mì đặc trưng của người dân tộc Shan ở phía bắc Myanmar là sự kết hợp hoàn hảo giữa những sợi mì mỏng và thịt gà, thịt lợn ướp, cùng hạt mè rang và hương vị của tỏi, ăn kèm rau muối chua và nước dùng. Theo mình đánh giá đây là món ăn dễ ăn nhất có thể hợp khẩu vị với đa số nguời nuớc ngoài không quá béo không quá cay.

2. Fried rice: Món cơm rang cứu cánh cả chuyến đi (tha min chồ)

Thật ra gạo Myanmar buồn cười lắm, rời rạc tả tơi rơi rụng ăn không có hợp cái khẩu hình mồm. Bên này chuộng dầu, đồ cay, lại không có xì dầu, mắm nêm như VN nên kiểu ăn cơm trắng mix với các đồ ăn kèm thật sự không hề hợp, lại còn rất, rất ít rau .

Món dễ ăn nhất có lẽ là cơm rang, cũng y hệt như kiểu của VN thôi, dễ ăn, đầy đủ chất nhưng cũng thiếu thốn rau, chất xơ vô cùng. Giải pháp là hãy mua hoa quả, cam quýt để bổ trợ nha.

Giá dao động từ 1.500 -3.000 Kyats tùy nhà hàng hay quán ven đường.

3. Golden Duck Restaurant

Đây là nhà hàng thuộc loại sang nhưng giá cũng không quá cao, đối diện chùa Vàng, view công viên cực đẹp. Ngày ở Yangon, bạn của chị mình, anh Tin (Lucas) có dẫn đến đây với ý định hiếu khách, mời ăn nhưng bị mình tranh mất nên thành ra cuối cùng lại tốn 1 khoản hơi to to cho bữa ăn này. Ở đây, cuối cùng mình cũng cảm thấy đồ ăn Myanmar ngon thật sự .

  • Món tôm bọc khoai tây chiên: trời ơi thề luôn món ngon đỉnh kout nha. Ăn hoài luôn mà vẫn thấy thèm.
  • Vịt quay: Da giòn, nâu vàng rất hấp dẫn, thịt mềm, thơm, ăn hợp khẩu vị, như đồ Trung Quốc.
  • Rau cải nhúng sốt: Món này rất lạ miệng, nhưng mà ngon .
  • Chân vịt xào cay:  mình không ăn được tỏi, ớt, hành nên không hạp.
  • Tofu nấu mọc: Ôi cái món nước canh này trơn mồm lắm nha; free nên cứ gọi liên tục.
  • Trà nhài jasmine: Ngon, thơm dịu đặc trưng.

4.Dâu tây

Trên đường phố Yangon có vài chỗ bán dâu tây, gốc từ Mandalay, ăn rất ngọt, to mọng, tròn đầy, không dập nát, màu hồng rực cực bắt mắt. Giá 3.000 Kyats được tầm 15 quả, ăn quả nào ngất ngây quả đấy luôn .

5. Bia Myanmar

Mình nhấp có 1 ngụm, cũng dễ uống như bia Hà Nội, nhưng không ngon bằng beer Lào.

Mua gì làm quà?

  • Trà sữa Royal Teamix Myanmar: 3.000 Kyats (có 30 gói nhỏ, mua ở chợ Yangon). Đặc biệt còn có kha khá các loại bánh, trà, café để lựa chọn nha.
  • đồ handmade gỗ tạc tượng fisher man: 3.000 Kyats/tượng nhỏ (mặc cả ghê vào nha, người ta nói thách lắm đó)
  • Khăn lụa ở các chợ: 4.000 – 5.000 Kyats/khăn
  • Tranh cát, tranh khảm đá, đá quý….
  • ô sắc màu: giá 5.000 – 7.000 Kyats/chiếc

Học mót tiếng Miến Điện:

Bên này họ sài Tiếng Anh giỏi ghê bây. Nhìn chung vì từng bị Mỹ đô hộ các thứ nên người lớn họ biết Tiếng Anh, người trẻ họ cũng tự học Tiếng Anh, đỉnh lắm nghen. Tuy nhiên, những người trung tuổi có khi còn nói Tiếng Anh thua người già, nên ta vẫn nên bập bẹ vài câu nước họ cho nó thân thiện nhể?

  • Menu: Menu
  • Hoa quả: À ti
  • Thanh toán: Si mề
  • Xin chào: Mingalabar (Vietsub by Trang Chó style dễ nhớ: Mình là đàn bà)
  • Tạm biệt: Tét ta (Vietsub by Trang Chó style dễ nhớ: Tát ta)
  • Cảm ơn: chê du bà
  • Số đếm: 1 Tịt 2 Nịt 3 Tông 4 Lê 5 Nga 6 Chạo 7 Khụ 8 Sị 9 Cô 10 Sề
  • Đá: Yi ce
  • Đẹp trai: Cho đề (Vietsub by Trang Chó style dễ nhớ: Chó đẻ)

Lưu ý quan trọng:

  • Ở đất nước này tánh kì ghê, vào thành phố là thu luôn phí vào cửa. Bagan 25.000 Kyats; Inle Lake 15.000 Kyats. Bạn phải giữ vé này trong suốt hành trình ở thành phố đó, để không mất thêm tiền thăm quan. Họ sẽ kiểm tra bất chợt nha.
  • Yangon không mất phí nên thu ở chùa Sule 4.000; chùa Vàng Shwedagon tận 10.000 Kyats.
  • Nên mang theo dép lê vì đi chùa bắt cởi cả tất và giày, hạn chế mặc váy ngắn và quần soóc vì vào chùa quần phải dài hơn đầu gối. Nhớ mang theo khăn lòe loẹt xíu, ô và khẩu trang nha.
  • Mang theo áo khoác để khoác khi lên xe bus, buổi tối trên xe bật điều hoà cũng khá lạnh.
  • Bên này chỉ nhận những tờ USD thật phẳng, đẹp, trắng, tiền nhàu hay có vết gì là tuyệt đối không nhận nên nhớ giữ tiền cho cẩn thận nha.
  • Nên di chuyển bus vào tầm đêm để đỡ mất thời gian ban ngày, dùng tiền book bus thay cho book khách sạn luôn.
  • Yangon cấm xe máy, chỉ có cảnh sát, nhân viên bưu điện mới đi xe máy; ít ít xe đạp và chủ yếu là ô tô, các phương tiện công cộng. Nhưng may thay, bên này Yangon có grab nha nên có thể book để tiện di chuyển.
  • Tự mang kem, bàn chải đánh răng đi để phòng trường hợp không ở khách sạn nhé.
  • Cửa hải quan quốc tế không cho mang nước lọc theo đâu (hầu như nước nào chẳng thế) nên hãy uống hết khi có thể.
  • Bên này chim bay rợp trời, lúc ngửa cổ lên cẩn thận nha, không mải checkin sống ảo rồi toét tòe loe khắp mặt đó nghen.
  • Hãy học cách mặc cả, y hệt như VN, nói 10 trả 3 thui nghen. ĐÍT CAO là từ khóa số 1 để tiết kiệm ngân sách và giúp bạn mua hàng sát giá nhất nhé.

Tổng chi phí:

Cả vé máy bay, cộng tất tần tật các khoản trên đời (trừ mua sắm cá nhân) thì chuyến đi này chỉ vỏn vẹn 5,8 triệu đồng nha các bạn. Dù không rẻ bèo như đi Thái Lan nhưng mà cũng hợp lý phết nhỉ?