Nếu như mỗi ngày đến trường của cậu bé này là một niềm vui, thì bố mẹ ở nhà lại phải lo nơm nớp với chuyến phiêu lưu 100m của con trai.
Nhìn cảnh cậu chàng mếu máo với bùn đất bám đầy từ đầu tới chân mà nhiều người vừa thương vừa buồn cười: “Mắng thì chẳng đành, nhưng không thể ngưng cái sự bực bội này được”.
Sự nghịch ngợm của các bé trai có thể nói là vô cực, tuy nhiên cũng có những tình huống chẳng hiểu sao “các cháu có thể sống như thế” suốt cả tuổi thơ nông nỗi!
Bùn đất lấm lem từ trên xuống dưới.
Mới đây, một tài khoản đăng tải lên một trang mạng xã hội câu chuyện đi học của cháu mình kèm theo hai bức hình minh họa cực sinh động, khiến dân tình không nhịn được cười:
“Đây là thằng cháu tao. Đi học về mà không chịu về nhà ngay. Lần thứ N nó bị rơi xuống cống.
Nhà cách trường khoảng 100m nhưng nó đi mất khoảng 30p mới về tới nhà. Đi được 20m nó lại tạt gốc cây ngồi ngắm mây trời 1 tý, 20m nữa nó tạt cổng nghĩa trang nó ngồi 1 tý (từ nhà tới trường phải qua nghĩa trang liệt sỹ).
Mỗi lúc nó tạt mỗi chỗ. Và đây là kết quả khi nó đi bắt cua cá gì đó.”.
Nhìn vừa thương vừa buồn cười.
Nếu như mỗi ngày đến trường của cậu bé này là một niềm vui, thì bố mẹ ở nhà lại phải lo nơm nớp với chuyến phiêu lưu 100m của con trai. Chẳng nhớ bao nhiêu lần cậu chàng rơi xuống cống thế này nữa.
Bài viết nhanh chóng thu hút sự quan tâm nhiệt tình của cư dân mạng. Dù trông cậu bé ở hoàn cảnh này thật không từ nào có thể diễn tả hết sự “thảm”, nhưng ai nấy đều phải phì cười vì quá hài hước. Thậm chí, nhiều người còn tìm thấy tuổi thơ của mình trong câu chuyện cười chảy nước mắt này.
Nhiều người liên tưởng cậu bé giống nhân vật truyện tranh Nobita.
Ăn chơi thì chẳng sợ mưa rơi, nhưng đôi lúc khó khăn thì nam nhi vẫn phải rơi nước mắt. Khóc mếu máo vì sợ bị đòn thôi, chứ thật ra ngày mai đâu lại vào đấy, lại tạt gốc cây, lại ghé cổng nghĩa trang và lại đi bắt ốc,…
Bạn có thấy cảnh này quen với cuộc đời mình không? Hãy cùng kể câu chuyện thuở ấu thơ niên thiếu của mình nào!DOVE MEDIA - Giải pháp Marketing chi phí thấp
Khi bố mẹ chơi Facebook, bao chuyện dở khóc dở cười mấy ai thấu hiểu