Bài toán dài thế này để đọc hết đề bài có lẽ cũng hơn 10 giây chứ chưa nói đến chuyện giải trong thời gian ngắn như vậy.
Đường lên đỉnh Olympia là một trong những chương trình truyền hình thu hút sự chú ý của nhiều khán giả, là sân chơi kiến thức dành cho học sinh THPT. Trong tập phát sóng cuộc thi tháng đầu tiên của quý 1 Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 20, một cuộc đấu giữa 4 nhà leo núi đã gay cấn đến phút cuối cùng.
Nguyễn Xuân Huy (THPT Thăng Long, Hà Nội), Nguyễn Bình Huy (THPT Hoành Bồ, Quảng Ninh), Trần Thiên Phúc (THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa, TP HCM) và Hoàng Anh Quân (THPT Nguyễn Huệ, Thừa Thiên - Huế) cán đích với số điểm bằng nhau là 230 điểm. Nguyễn Xuân Huy với chiến thắng câu hỏi thứ 3 ở phần thi câu hỏi phụ đã vượt qua Hoàng Anh Quân để giành vòng nguyệt quế cuộc thi tháng.
Không chỉ căng thẳng ở phần câu hỏi phụ, nhiều người xem cũng vô cùng hoang mang khi chứng kiến một câu hỏi quá dài với thời gian giải chỉ trong 20 giây. Cụ thể, câu hỏi 30 điểm thuộc phần thi Về đích của Trần Thiên Phúc (THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa, TP HCM) có nội dung: "Đội dự tuyển cầu lông có 10 nữ, 7 nam, trong đó có 2 tay vợt hàng đầu là Nguyễn Tiến Minh (nam) và Vũ Thị Trang (nữ). Người ta cần lập một đội tuyển cầu lông gồm 3 nữ và 4 nam đi thi đấu quốc tế từ đội tuyển nói trên. Hỏi có bao nhiêu cách lập sao cho trong đội tuyển có mặt chỉ một trong hai tay vợt danh tiếng này". Thí sinh chỉ có 20 giây vừa đọc đề, vừa suy nghĩ câu trả lời.
Bài toán dài ngoằng trong 20 giây với kiến thức thí sinh chưa được học.
Đứng trước câu hỏi này, Thiên Phúc không thể đưa ra đáp án đúng, những thí sinh khác cũng không nhấn chuông. Đáp án của chương trình đưa ra như sau: "Xét trường hợp chỉ có Minh, tức là chọn 3/6 nam và 3/9 nữ, suy ra có 1.680 cách chọn. Ở trường hợp chỉ có Trang, tức là chọn 4/6 nam, 2/9 nữ, suy ra có 540 cách chọn. Như vậy, đáp án cuối cùng là 2220 cách.", MC Ngọc Huy đưa ra đáp án.
Ngay sau khi được cư dân mạng chia sẻ, câu hỏi này đã trở thành một đề tài gây nên nhiều tranh cãi. Theo Diễn đàn Toán học Việ Nam: "Sở dĩ các thí sinh Olympia 20 không làm được các bài toán tổ hợp này là vì chưa học tới. Bởi tháng đầu tiên của Olympia 20 được ghi hình sớm, trước khi học sinh lớp 11 học chương tổ hợp ở trên lớp (khoảng giữa tháng 10 đến tháng 11)". Cùng với đó, cư dân mạng cũng cho rằng, việc suy nghĩ, tính toán quá ngắn khi chỉ có 20 giây để vừa đọc vừa giải.
Trước đó, cũng trong số phát sóng này, Đường lên đỉnh Olympia đã gây tranh cãi khi cho thí sinh thi lại câu hỏi đã ra 5 năm trước. Cụ thể thì vào cuộc thi tháng 1, quý 1 năm thứ 20 vừa lên sóng chiều hôm 13/10, câu hỏi "Loại nhạc nào thường được sử dụng làm nhạc đệm trong nghệ thuật dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh?" đã từng xuất hiện tại cuộc thi quý 1 của Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 15 với nội dung tương tự: "Loại nhạc nào thường được sử dụng làm nhạc đệm trong nghệ thuật dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh?".
Đồng thời, đây không phải lần duy nhất kiến thức cũ được đưa ra trong chương trình này. Như câu "Năm 1920, công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn đã thành lập Công hội (bí mật) do ai đứng đầu?" ở phần thi Khởi động năm thứ 19 từng xuất hiện trong năm 2013 hay "Bộ phim hoạt hình đầu tiên của Việt Nam có tên là gì?" (đáp án: Đáng đời thằng Cáo) cũng lặp lại...
Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 20 ra lại câu hỏi đã ra 5 năm trước.
Trước vấn đề này, nhiều dân mạng chia sẻ: "Xác suất ra câu hỏi tùng lặp của chương trình rất ít, cho nên cũng không thể gọi đây là bí mật cách ra đề thi của chương trình được."; "Chuyện ra trùng lặp một câu hỏi cũng rất là bình thường, cho dù các thí sinh có xem hết 19 năm trước thì cũng không có bộ óc nào có thể nhớ nổi câu hỏi nào đã ra hay là chưa."; "Bái phục trước trình độ soi của anh chàng này, cũng là fan cứng của chương trình nhưng mình không thể nhớ hết các câu hỏi đã ra đâu."...
Theo Kenh14.vn
* Nội dung liên quan: