Mẹ Việt quá hà khắc khiến con căm thù, giáo sư Hàn Quốc hỏi 1 câu làm thức tỉnh

Có đứa trẻ không muốn về nhà, có đứa trẻ bỏ nhà đi và nhìn mẹ với ánh mắt căm thù. Đâu là nguyên nhân khiến cho những tâm hồn ngây thơ có cái nhìn tiêu cực với cuộc sống như thế?

“Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”, đây là câu thành ngữ đúc kết kinh nghiệm nuôi dạy con trẻ đã truyền qua nhiều thế hệ gia đình Việt Nam. Đến thời điểm hiện tại, vẫn còn rất nhiều ông bố bà mẹ nuôi con theo phương châm này, với đúng nghĩa đen của nó.

Mẹ Việt quá hà khắc khiến con căm thù, giáo sư Hàn Quốc hỏi 1 câu làm thức tỉnh - 1

Chị Liên dọa nạt con trai, bắt ra rửa bát

Trong chương trình Cha mẹ thay đổi tập 3, 2 em bé đã phải hứng chịu phương án giáo dục cứng nhắc đến thô bạo của mẹ. Để rồi cả bé Tí và bé Hà Anh đã có những vết sẹo rất lớn trong tâm hồn.

Bé Tí, con chị Liên ở Hưng Yên đã trở thành người giúp việc trong chính gia đình của mình. Mẹ của bé với mong muốn con trai biết giúp đỡ người lớn nên thường xuyên giao việc nhà như nấu cơm, rửa bát, phơi quần áo, trông em và cả xúc cho em ăn.

Chị Liên hành động quá quyết liệt, thô bạo và không bao giờ quan tâm đến cảm xúc của con trai. Chị liên tục quát mắng, dọa nạt và nhiều lần dùng đòn roi để bắt bé Tí phải thực hành mệnh lệnh.

Mẹ Việt quá hà khắc khiến con căm thù, giáo sư Hàn Quốc hỏi 1 câu làm thức tỉnh - 2

Bé Tí bị dồn nén cảm xúc

Mẹ Việt quá hà khắc khiến con căm thù, giáo sư Hàn Quốc hỏi 1 câu làm thức tỉnh - 3

Cậu bé đã gọi mẹ là "đồ ích kỷ"

Bé Tí đã không ít lần “bật” lại nhưng đều bị đàn áp thẳng thừng. Và rồi cậu bé luôn phải làm việc trong trạng thái ức chế, cáu giận. Lâu dần, Tí không còn yêu thương mẹ và luôn có ý nghĩ mình bị bóc lột, bạo hành.

Mẹ là đồ ích kỷ”, Tí đã gào lên như vậy trong một lần bị bắt đi rửa bát.

Con thấy chán! Từ lúc con sinh ra mẹ chưa mua món đồ chơi gì cho con. Con không có gì hết. Con suốt ngày phải làm cho mẹ, con chẳng được lợi ích gì”, Tí tâm sự trong uất nghẹn.

Tí luôn phải sống trong cảm giác cô đơn và “chán ngán” như những gì cậu thốt lên. Tí không được chia sẻ cảm xúc khi mẹ em quá lạnh lùng và sắt đá. Tí như một quả bom nổ chậm và thời khắc bùng phát đến như một điều tất yếu. Tí đã trút giận lên cậu em trai theo đúng như những gì mẹ cậu làm với cậu.

Trường hợp của Hà Anh ở Bắc Ninh cũng tương tự như vậy. Mẹ bé luôn dành cho con gái những sự nghiêm khắc trên mức bình thường. Dù là con gái nhưng Hà Anh gần như không bao giờ được nghe những lời yêu thương từ mẹ.

Phần lớn những câu chuyện giữa hai mẹ con chỉ là những màn ngã giá. “Hà Anh rửa bát mẹ cho 3 nghìn”, khi con không chịu, chị Hà nâng giá và cuộc hội thoại cứ thế diễn ra lạnh ngắt và vô cảm. Trong trường hợp thỏa thuận thất bại, chị Hà không ngần ngại bắt ép Hà Anh phải làm việc với những lời quát mắng, đe đọa.

Mẹ Việt quá hà khắc khiến con căm thù, giáo sư Hàn Quốc hỏi 1 câu làm thức tỉnh - 4

Hà Anh luôn dành cho mẹ những ánh nhìn ác cảm

Theo nhận xét của giáo sư Pek Cho (ĐH Hàn Quốc, Ủy viên Hội đồng cố vấn chính sách – Bộ Giáo dục Hàn Quốc), mẹ của Tí và Hà Anh đã dùng phương pháp “cây gậy”, hay còn được hiểu là biện pháp mạnh để giáo dục.

Dạy con trẻ nghiêm khắc là cần thiết nhưng phải biết thế nào là đủ. Nếu nghiêm khắc quá sẽ phản tác dụng giống như trường hợp của Hà Anh. Đích thân chị Hà thừa nhận: “Con bé lì lắm, nhiều khi đánh liên tiếp vào mông mà bé không khóc, chỉ chảy nước mắt và nhìn tôi chằm chằm. Có thể nói đó là ánh mắt căm thù”.

Và rồi chị Hà đã nhận ra sai lầm của mình khi bé Hà Anh bỏ nhà ra đi. Bé tự quay lại 1 đoạn video để tâm sự, trút bỏ tất cả nỗi niềm. Bé cảm thấy mình như là con nuôi và muốn đi tìm mẹ đẻ.

Mẹ Việt quá hà khắc khiến con căm thù, giáo sư Hàn Quốc hỏi 1 câu làm thức tỉnh - 5

Mẹ Việt quá hà khắc khiến con căm thù, giáo sư Hàn Quốc hỏi 1 câu làm thức tỉnh - 6

Hà Anh muốn bỏ nhà ra đi như để tìm 1 sự giải thoát

Chị Hà đã bật khóc nức nở khi lần đầu nghe được những cảm xúc của con. Chị Liên mẹ bé Tí cũng vậy. Họ đều hành động từ lòng yêu thương nhưng không biết cách truyền đạt. Họ đã sai lầm khi sử dụng đòn roi.

Ngày bé các bạn bị bố mẹ đánh, các bạn có thấy được sự yêu thương của bố mẹ không? Chắc chắn là không. Vậy tại sao bây giờ các bạn bắt con cái các bạn thấy được sự yêu thương khi chúng bị ăn đòn”, câu hỏi của giáo sư Pek Cho đã khiến các bà mẹ thức tỉnh.

Để tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng tâm lý của bé Tí và Hà Anh, giáo sư Pek Cho và giáo sư Choi Sung Aie đã đưa ra Phương pháp kết nối và hướng dẫn cảm xúc.

Sau khi nghiêm túc tiếp thu, chị Liên và chị Hà đã chấp nhận thay đổi bản thân để giáo dục con theo cách tích cực hơn. Bé Tí đã thường xuyên nhận được những món quà nhỏ, những lời động viên sau khi hoàn thành tốt công việc nhà.

Trong khi đó bé Hà Anh được chị Hà khuyến khích nói ra những cảm xúc suy nghĩ. Hai mẹ con đã trao đổi rất nhiều và rồi Hà Anh đã hiểu được tình yêu của mẹ khi đọc bức thư do chính tay chị Hà viết.

Từ xa xưa, làm cha mẹ luôn là công việc khó khăn nhất. Chúng ta có thể mắc sai lầm nhưng quan trọng nhất là biết thừa nhận sai lầm, sửa chữa sai lầm để con trẻ được phát triển tốt nhất cả thể chất và tâm hồn.

Phương pháp kết nối và hướng dẫn cảm xúc

B1: Nhận ra hành vi cảm xúc của con

B2: Coi đó là cơ hội tốt để kết nối với con

B3: Lắng nghe và thấu hiểu cảm xúc của con

B4: Giúp con gọi tên cảm xúc

B5: Hướng dẫn hành vi tích cực cho con