Một nhà 4 người, chồng lương 10 triệu, vợ khéo léo chi tiêu vẫn dư 3 phần

Một gia đình 4 thành viên, chỉ có chồng đi làm với mức lương 10 triệu đồng/tháng liệu có đủ chi tiêu? Với tình thế này, tiết kiệm là điều khá xa xỉ với nhiều gia đình, thế nhưng bà mẹ trẻ dưới đây lại có tuyệt chiêu đấy.

Cuộc sống độc thân đơn giản thoải mái ai cũng biết, đến khi có gia đình thì áp lực tiền bạc càng đè nặng lên vai cả hai vợ chồng, nhất là sau khi sinh con, mọi chi phí dường như đội lên gấp đôi. Lúc này có biết bao nhiêu thứ để chi tiêu, nếu những gia đình với thu nhập trung bình mà không biết cách cân bằng, tiết kiệm sẽ dễ dẫn đến thiếu trước hụt sau, gây ảnh hưởng đến tài chính gia đình.

Dưới đây là câu chuyện của chị M. L, chị đã chia sẻ một cách chân thực về chuyện chi tiêu của gia đình mình. M.L mới lập gia đình được 2 năm nay và đã có 2 bé sinh đôi 1 trai, 1 gái. Khó khăn bắt đầu từ đây, hai vợ chồng đơn chiếc từ quê vào thành phố lập nghiệp, hai bên nội ngoại đều ở xa, thuê người giúp việc tốn kém lại không an tâm nên chị L quyết định nghỉ hẳn việc, ở nhà vừa chăm sóc hai con và nội trợ.

Con còn nhỏ, lại sinh đôi nên chị L không thể làm thêm bất cứ việc gì ở nhà, Mỗi ngày việc chăm con, nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa đã ngốn hết thời gian của chị. Thế là thu nhập chính của gia đình trẻ này phụ thuộc vào mức lương 10 triệu đồng của chồng mang về hàng tháng.

Hàng tháng, nhận tiền lương từ chồng, chị Lý bỏ ngay 3 triệu đồng vào heo đất, xem đó như là số tiền bất di bất dịch. 7 triệu còn lại chị chia nhỏ ra từng loại quỹ khác nhau như tiền ăn, sữa, điện nước, sinh hoạt… để chi tiêu hàng ngày. May mắn là vợ chồng chị đã mua được nhà trước khi kết hôn nên không phải lo lắng về vấn đề này.

1. Tiền ăn: 4 triệu đồng

Dù đang trong quá trình tiết kiệm nhưng đối với chị L., việc ăn uống vẫn được đặt lên hàng đầu. Những bữa ăn thường khá phong phú, đủ chất và đổi món liên tục chứ không phải là tiết kiệm quá mức. Chị L dành thời gian để lên thực đơn cho cả tuần.

Chồng lương 10 triệu, vợ khéo léo chi tiêu vẫn dư 3 phần

Vì bận bịu con cái không ai trông con nên mỗi tuần chị L đi chợ một lần mua thịt, cá với số lượng lớn để ăn dần. Các loại gia vị bảo quản lâu dài như dầu ăn, mì chính, bột canh, hạt nêm… chị Lý đi siêu thị, mua một lần dùng cả tháng hoặc vài tháng. Như vậy sẽ tiết kiệm được thời gian, lại tận dụng được các chương trình khuyến mãi trong siêu thị, tránh trường hợp mua thâm hụt, lại rẻ hơn rất nhiều so với mua lẻ.

Còn gạo và rau củ chị đượcbà nội gửi ở quê cho mỗi tháng. Vì thế anh chị không phải mất tiền mua gạo. Một số loại rau củ, bà ngoại, bà nội cũng gửi ra cho thường xuyên. Bởi thế, số tiền trên chị chỉ mất tiền mua thức ăn và tiền gas.

Chồng đi làm, bữa trưa, công ty bao cơm nên không phải lo, anh chỉ ăn hai bữa sáng tối ở nhà. Bình quân mỗi ngày gia đình chị mất 130 nghìn tiền ăn.

Sáng: 40 ngàn đồng: bánh mì, xôi, cháo, cơm rang, bánh bao....

Trưa: 30 ngàn gồm 2 món, mặn, canh.

Tối: 60 ngàn gồm 3 móm mặn, xào, canh.

2. Tiền sữa cho 2 con: 700 ngàn đồng

2 bé nhà chị L mỗi tháng tốn 700 ngàn đồng tiền sữa, mỗi ngày 4 hộp 110ml cho 2 bé mỗi ngày để đảm bảo cung cấp đủ canxi và các chất dinh dưỡng cần thiết.

3. Tiền ăn vặt, tã bỉm của con: 400 ngàn đồng

Chị L thường cho con ăn trái cây theo mùa, mùa nào thức đấy, vừa rẻ lại vừa an toàn và yên tâm. Còn các đồ ăn vặt như sữa chua, bánh trái chị đều tự làm ở nhà cho con ăn để đảm bảo vệ sinh.

4. Điện nước: 400 ngàn đồng

Nhà chị tuy ở thành phố nhưng chị sử dụng tiết kiệm nên hầu như điện nước tháng nào cũng chỉ hết khoảng 400 ngàn đồng.

5. Tiền xăng xe: 200 ngàn đồng

Nhà chỉ có chồng chị đi làm, lâu lâu vợ chồng đi siêu thị, đi mua sắm. Hơn nữa, quãng đường từ nhà đến công ty anh chỉ 5km nên tiền xăng xe mỗi tháng của chồng chỉ hết khoảng chừng đó.

6. Tiền điện thoại: 200 ngàn đồng

Đa phần là chồng chị sử dụng, anh tốn khoảng 150 nghìn đồng/tháng, còn chị thì 50 nghìn đồng/tháng. Chị ở nhà muốn gọi ai đó chỉ cần mở mạng xã hội lên là được.

7. Tiền chi tiêu sinh hoạt: 200 ngàn đồng

Gồm xà phòng, dầu gội, xà bông tắm, kem đánh răng…

8. Tiền hiếu hỷ: 500 ngàn đồng

Mức chi tiêu bình quân cho những đám hiếu hỷ là 500 nghìn đồng/đám. Mỗi tháng, chị Lý bỏ quỹ 500 ngàn dành cho công việc này, mặc dù có đám hay không để bù qua bù lại, có những tháng đến 2-3 đám.

9. Tiền thuốc thang: 300 ngàn đồng

Khoảng này chị thường để riêng mỗi tháng để có việc gì cần kíp thì rút ra dùng ngay.

Một số loại quỹ không dùng hết trong tháng như hiếu hỷ, tiền ăn, điện nước, chị L bỏ chung vào một con heo đất khác, cứ 3 đến 6 tháng đập ra dùng mua sắm đồ đạc, đưa con đi công viên, du lịch....

“Nhờ tiết kiệm đúng cách, hàng tháng, ngoài ăn uống, sinh hoạt đầy đủ, tôi còn tiết kiệm được 3 triệu đồng để dùng cho việc lớn. Thực hiện theo cách này, dù ở nhà nội trợ nhưng tôi luôn được chồng khen là đảm đang, biết ăn lo trong gia đình”, chị Lý chia sẻ.

Nhìn cách tính toán của chị L có vẻ hơi "căng ke" nhưng trong trường hợp gia đình chỉ có 1 người đi làm thì việc tiết kiệm là điều hết sức cần thiết. Nếu không tiết kiệm mà xài hết 10 triệu/tháng thì đến lúc có việc không biết xoay xở ra sao. Cố gắng đến khi con lớn hơn một chút, chị Lý đi làm lại thì kinh tế gia đình cũng "dễ thở" hơn rất nhiều.

- Chi tiêu như vậy có phần hơi tiết kiệm nhưng không sao, "khéo ăn thì no khéo co thì ấm thôi.

- Thôi thì sống nhờ lương chồng cũng nên biết tiết kiệm một chút, sau này đi làm rồi thì tiêu sao thì tiêu.

- Phần chi tiêu cho 2 em bé hơi ít nhỉ, trẻ con cần được chăm sóc đầy đủ mới phát triển tốt được.

- 4 người 10 triệu/tháng mà tiết kiệm được 3 triệu, em độc thân cũng chỉ tiết kiệm được 3 triệu?

Nếu chịu khó vun vén, cắt giảm chi tiêu thì mỗi tháng chúng ta sẽ tiết kiệm được một khoản tiền. Tốt nhất, bạn nên tiết kiệm trước khi tiêu, 1/10 lương, 2/3 lương hay một nửa lương tùy vào nhu cầu chi tiêu của mỗi người. Tuyệt nhiên đừng nghĩ đến việc tiêu hết rồi còn bao nhiêu cuối tháng bỏ heo đất, chắc chắn bạn sẽ bị tiêu "lẹm" vào những khoản không cần thiết khác mà thôi.

(Theo TT&VH)