Theo đó, ngôi làng này đã từng bị nhấn chìm trong quá khứ vì một con đập ở biên giới Tây Ban Nha - Bồ Đào Nha đã bị vỡ hồi năm 1992.
Mới đây, một ngôi làng "ma" đã bất ngờ nổi lên khỏi mặt hồ do hạn hán tại biên giới Tây Ban Nha - Bồ Đào Nha.
Ngôi làng Aceredo ở vùng Galicia, Tây Bắc của Tây Ban Nha đã từng bị nhấn chìm trong quá khứ vì một con đập ở biên giới Tây Ban Nha - Bồ Đào Nha đã bị vỡ hồi năm 1992.
Tuy nhiên, hạn hán kéo dài tại Tây Ban Nha đã khiến hồ nước hiện tại chỉ ở mức 15% dung tích so với ban đầu và khiến ngôi làng Aceredo trồi lên khỏi mặt nước.
Hình ảnh Ngôi làng Aceredo
Những mái nhà nhô ra khỏi mặt nước đã trở thành cảnh tượng thường thấy vào mỗi mùa hè tại hồ chứa Lindoso ở tây bắc Tây Ban Nha. Người dân địa phương có thể nhìn thấy xác một chiếc ô tô rỉ sét, một đài phun nước bằng đá vẫn còn phun ra và con đường cũ dẫn đến nơi từng là quán bar địa phương.
Nhìn những hình ảnh này, người dân địa phương cho biết họ cảm thấy buồn vì những hoài niệm xưa cũ, về sự biến đổi khí hậu đột ngột gây ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.
Ngôi làng Aceredo khiến người dân nhớ về những hoài niệm xưa cũ
"Cứ như thể tôi đang xem một bộ phim. Tôi có cảm giác buồn khi nhìn những hoài niệm này. Đây là những gì sẽ xảy ra trong tương lai với cái đà biến đổi khí hậu như hiện nay", ông Maximino Perez Romero, 65 tuổi, ở A Coruna, cho biết.
Vào ngày 1/2, chính phủ Bồ Đào Nha đã ra lệnh cho sáu đập, bao gồm cả Alto Lindoso, gần như ngừng cung cấp nước để sản xuất điện và tưới tiêu, do hạn hán ngày càng nghiêm trọng.Chính quyền nước này cho biết mực nước hồ chứa thấp là do hạn hán, nhưng họ đang quản lý tài nguyên nước "hiệu quả" và vẫn ở mức mức yêu cầu tối thiểu, bao gồm cả Alto Lindoso.
Dữ liệu của Bộ Môi trường cho thấy các hồ chứa của Tây Ban Nha đang ở mức 44% dung tích, thấp hơn nhiều so với mức trung bình khoảng 61% trong thập kỷ qua, nhưng vẫn cao hơn mức đăng ký trong đợt hạn hán năm 2018.