1. Kiêng đi chúc Tết
Người xưa quan niệm tránh đi chúc Tết sáng đầu năm vì không muốn xông đất nhà người khác. Với người Việt Nam, người xông đất rất quan trọng, ảnh hưởng đến cả gia đình trong một năm. Do vậy, ngày mùng 1 Tết thường chỉ đi thăm họ hàng, người thân.
2. Kiêng quét nhà
Theo quan niệm của người xưa truyền lại, ngày mùng 1 Tết tuyệt đối không quét nhà. Nếu quét nhà trong ngày này đồng nghĩa với việc quét hết tài lộc, may mắn ra ngoài. Chính vì vậy, nếu nhà bẩn mọi người chỉ nhặt rác mà không động đến chổi quét nhà.
3. Kiêng trả giá, đổi trả khi mua hàng
Người Việt thường kiêng kỵ việc ngã giá, không mua hoặc đổi hàng vào ngày mùng 1 đầu tháng. Theo quan niệm của những người buôn bán thì nếu gặp khách hàng khó tính đầu tháng sẽ khiến việc làm ăn trong cả tháng không được suôn sẻ. Do đó, sẽ rất xui xẻo nếu gặp phải người tới xem hàng mà ngã giá - mặc cả, xem nhưng không mua hoặc đổi trả lại hàng vào ngày đầu tháng.
4. Kiêng nói bậy, chửi tục
Nói bậy chửi tục chắc chắn cũng phản ánh một phần nào đó văn hóa của mỗi người. Đây cũng là điều mà rất nhiều người kiêng kỵ để không xuất hiện trong những ngày đầu tháng. Nhiều người quan niệm nếu đầu tháng mà nói bậy chửi tục thì cả tháng sẽ gặp những chuyện thị phi.
5. Kiêng cho nước, cho lửa
Vào ngày mùng 1 Tết đầu năm, người ta rất kỵ việc cho nước và lửa vì quan niệm lửa đỏ là may mắn và nước là tài lộc. Nếu cho mất may mắn và tài lộc đi ngay trong ngày đầu năm thì cả năm sẽ không gặp được may mắn, thậm chí là thua lỗ, thất bại trong công.
6. Kiêng đánh thức người khác
Nếu đi chúc Tết nhà người ta, mà họ lại đang ngủ thì cách tốt nhất là hãy chờ một dịp khác, chứ không nên đánh thức người đó dậy. Không riêng gì khách, ngay cả người nhà cũng tuyệt đối không nên đánh thức người thân trong mấy ngày Tết, hãy để người ta tự dậy.
7. Kiêng vay mượn tiền bạc
Nhiều người cho rằng không nên vay mượn tiền bạc vào những ngày đầu xuân năm mới. Bởi sự vay mượn báo hiệu điềm xấu, sự túng thiếu sẽ đến với người đi vay mượn trong cả năm tới. Bên cạnh đó, mọi người tránh nhắc nợ nhau vào ngày đầu xuân năm mới.
8. Kiêng để tang vào ngày mùng 1
Ngày mùng 1 là ngày vui của toàn dân khắp cả nước, nên những gia đình có tang sẽ được cất khăn tang trong 3 ngày này. Nếu như có người mất vào đúng ngày mùng 1, người ta sẽ dừng lại việc phát khăn tang và để sang sáng ngày mùng 2. Trường hợp nhà nào mà có người thân chẳng may qua đời ngay ngày 30 thì gia chủ sẽ phải ngay lập tức thực hiện tang lễ trong ngày hôm đó.
9. Kiêng sử dụng kim chỉ
Người xưa quan niệm rằng, việc may vá trong năm mới sẽ khiến gia chủ vất vả, khổ sở, chịu cảnh thiếu trước hụt sau trong năm đó. Nhiều người còn quan niệm rằng, phụ nữ có thai đụng tới kim chỉ trong ngày mồng 1 Tết sẽ gặp xui cho con.
10. Kiêng nói những điều xui
Những lời nói trong ngày đầu năm sẽ ảnh hưởng một cách trực tiếp đến những chuyện sẽ xảy đến trong năm. Chính vì vậy mà các bạn không được nói những từ xui xẻo như "hỏng rồi", "chết rồi", "tiêu rồi". Đó đều là những từ cực kỳ không may mắn, đen đủi, thay vào đó bạn nên nói chuyện bằng những từ ngữ dễ chịu, dễ nghe, hòa ái, vui vẻ.
11. Kiêng ăn món xui
Mùng 1, mùng 2, mùng 3 người Việt Nam có quan niệm không ăn những món như thịt chó, thịt mèo, cá mè, thịt ngỗng, thịt vịt vì theo dân gian thì đó chính là những món ăn rất không tốt cho ngày đầu xuân. Thậm chí có một số vùng còn không ăn tôm, vì sợ đi giật lùi như tôm, còn nếu ăn chúng trong ngày Tết công việc trong năm sẽ không thể tiến tới mà toàn bị thụt lùi lại.
12. Kiêng đến xông nhà khi gia đình có tang
Theo phong tục từ lâu đời, người đầu tiên bước vào nhà ai trong ngày mùng 1 Tết chính là người đem lại sự may mắn hoặc xui xẻo cho gia đình ấy trong cả năm. Nếu gia đình ai có tang vẫn trong khoảng thời gian 3 năm trở lại thì không nên đến xông nhà người khác vì dễ mang lại những điều không may và xui xẻo cho gia đình họ.
* Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo