Phát hiện trứng hết hạn, người đàn ông vẫn mua 46 hộp rồi kiện siêu thị ra tòa đòi bồi thường 160 triệu đồng: Phán quyết của tòa ai cũng thấy hợp lý

Dù phát hiện ra trứng trong siêu thị đã hết hạn sử dụng, nhưng người đàn ông này vẫn mua tới 46 hộp trứng.

Phát hiện tình cờ khi đi siêu thị

Một buổi sáng sớm, anh Trương đến một siêu thị gần nhà mua ít đồ để làm món trứng nhồi thịt để ăn trưa. Lúc chọn lựa thực phẩm, anh phát hiện có nhiều hộp trứng vịt đã quá hạn sử dụng nhưng nhân viên ngân hàng vẫn bày bán trên kệ.

Thấy vậy, anh Trương khá tức giận nhưng vẫn cố tình bình tĩnh, không vội vàng đi tìm nhân viên ngân hàng hỏi chuyện.

Phát hiện trứng hết hạn, người đàn ông vẫn mua 46 hộp rồi kiện siêu thị ra tòa đòi bồi thường 160 triệu đồng: Phán quyết của tòa ai cũng thấy hợp lý- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Bỗng, có một suy nghĩ vụt qua đầu anh. Anh nhanh chóng lấy 6 hộp trứng đã quá hạn ra quầy thanh toán và lấy 6 hóa đơn mua hàng. Ngày thứ 2, anh tiếp tục mua 40 hộp còn lại và nhận 40 hóa đơn.

Cuối cùng, anh mua tổng cộng 46 hộp trứng và mang đến cơ quan chức năng để báo cáo sự việc. Sau khi hòa giải không thành công, anh đã nộp đơn kiện lên tòa để giải quyết sự việc, yêu cầu siêu thị phải trả cho anh tiền 101,2 NDT (347.000 VND) tiền mua trứng và 46.000 NDT (tương đương với 161 triệu đồng) tiền bồi thường tổn thất.

Quyết định của tòa án

Qua điều tra sự việc, tòa án nhận định quả thực, siêu thị đã có hành vi kinh doanh không phù hợp. Do đó anh Trương đã mua phải 46 hộp trứng đã quá hạn sử dụng từ lâu. Vậy nên, cửa hàng siêu thị cần phải chịu trách nhiệm trong vụ việc lần này. 

Nhưng đồng thời, tòa án cũng thấy rằng, anh Trương đã cố tình mua 46 hộp trứng. Đây là hành vi trái với thói quen tiêu dùng của người thông thường. Như vậy anh đã có hành động lợi dụng kẽ hở của pháp luật để kiếm tiền. Vậy nên, tòa án quyết định siêu thị phải bồi thường cho anh 1.01,2 NDT (tương đương với 347 nghìn VND) tiền mua trứng và 1.012 NDT (tương đương với 3,47 triệu VND) tiền bồi thường.

Theo luật bảo đảm an toàn thực phẩm quy định: nếu như cơ sở kinh doanh buôn bán thực phẩm không đảm bảo, ngoài hoàn trả lại tiền cho người tiêu dùng, cơ sở kinh doanh phải bồi thường 10 lần giá sản phẩm trên một hóa đơn. Nếu đơn hàng dưới 1000 NDT thì được tính là 1000 NDT (tương đương với 3,5 triệu VN).

Tổng tất cả, anh Trương đã mua 46 hộp trứng với số tiền là 101,2 NDT (tương đương với 347 nghìn VND). Nếu căn cứ theo luật pháp quy định, với 46 lần mua hàng, anh Trương được đền bù 46.000 NDT (tương đương với 161 triệu VND). Tuy nhiên, hành vi của anh Trương là đang cố ý tìm lỗ hổng của pháp luật để kiếm lợi cho bản thân nên không thể áp dụng điều khoản này.

photo-1728448678637

 

Pháp luật sinh ra đảm bảo công bằng cho người dân, nhưng tuyệt đối không được lợi dụng pháp luật. Anh Trương là người tiêu dùng, anh có quyền báo cáo cơ sở kinh doanh đã kinh doanh buôn bán bất hợp lý. Đây là điều hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, anh lại tìm ra cách "vô lý" như vậy, rõ ràng anh sẽ không được pháp luật bảo vệ.

Trong cuộc sống, có người cho rằng việc bỏ ra ít tiền để mua thực phẩm đã hết hạn thì không có gì nghiêm trọng, trong khi có người lại cố gắng tìm cách "kiếm lời" từ điều đó. Thực tế, dù là suy nghĩ nào, cả hai đều vi phạm trật tự xã hội, đạo đức con người. An toàn thực phẩm liên quan trực tiếp đến cuộc sống của người dân. Hơn nữa, các quy định pháp luật được sinh ra là để bảo vệ hợp pháp cho con người, không thể có tổ chức, cá nhân lợi dụng hay lách luật.

Nguồn 163