Cá mập là loài sinh vật vô cùng thú vị vì cứ răng của chúng dần rụng từ một đến hai tuần và có tới 40.000 chiếc răng từ rụng trong suốt cuộc đời của chúng. Điều này xảy ra không chỉ ở loài cá mập ngày nay mà còn ở loài Megalodon cổ đại, loài cá săn mồi vĩ đại nhất từng sống ở đại dương của chúng ta từ 4 đến 20 triệu năm trước.
Vào tháng 5, một nhóm thợ lặn biển sâu có chuyên khám phá đại dương phát hiện ra một chiếc vòng cổ được chế tác từ răng Megalodon trong xác tàu Titanic. Gần đây nhất, nhóm nghiên cứu cũng đã phát hiện một chiếc răng hóa thạch của một con Megalodon trên biển. Chiếc răng này được tìm thấy một phần dưới đáy biển, khoảng 3.000 mét bên dưới bề mặt đại dương, nằm ở Thái Bình Dương rộng lớn.
Chiếc răng Megalodon hóa thạch được tìm thấy nhờ vào việc sử dụng robot đặc biệt dưới nước (ROV). Nhóm nghiên cứu cũng có thể ghi lại vị trí ban đầu chiếc răng bằng camera trước khi được thu thập.
Mẫu vật được thu thập từ một ngọn núi đơn độc dưới nước nằm trong khu vực phức tạp về mặt địa chất giữa Dãy núi Trung Thái Bình Dương và Dãy Quần đảo Line ở Trung tâm Thái Bình Dương.
Sau khi thu thập, chiếc răng Megalodon được đem đến Phòng thí nghiệm Mẫu Địa chất Biển của Đại học Rhode Island để nghiên cứu.
Kiểm ra chiếc răng của quái vật này cho thấy, một đầu bị gãy và các cạnh có răng cưa vẫn giữ được độ sắc bén.
Được phát hiện trên đỉnh sườn núi, nơi các dòng hải lưu mạnh được cho là có thể ngăn chặn sự tích tụ trầm tích, chiếc răng có kích thước gần 63-68 mm, với cạnh răng cưa được bảo quản tốt một cách bất ngờ. Theo các nhà nghiên cứu, điều này cho thấy chiếc răng chưa trải qua quá trình va đập, xô đổ hoặc xói mòn trên diện rộng.
Các nhà nghiên cứu cho rằng chiếc răng được bảo quản tốt là do bị chôn vùi trong trầm tích. Cũng chính lý do trên cũng giúp chiếc răng không bị trôi dạt hoặc bị mài mòn bởi các vật thể dưới đại dương.
Kết quả của nghiên cứu nêu bật tầm quan trọng của việc sử dụng công nghệ lặn sâu tiên tiến để tìm hiểu những điều chưa được ít được biết đến dưới đại dương của chúng ta.