Sếp và nhân viên đừng nên trở thành bạn thân, đó sẽ là mối quan hệ đè nặng lên công việc

Đừng bao giờ bỏ qua tính khách quan

Không ít người sếp đã trở thành bạn bè với một vài nhân viên trong nhóm của mình. Tuy nhiên, đây vẫn cứ là một điều tối kỵ trong các mối quan hệ nơi công sở.

(Ảnh minh họa: 24h.com.vn)

Không khó để thấy có nhiều người trở thành leader của một nhóm có nhiều người hơn tuổi họ. Có thể về năng lực họ chưa thực sự nổi trội, cũng chưa nhiều kinh nghiệm sống như những người khác, nhưng họ đã có những trải nghiệm, những bài học quý giá để họ vươn lên. Một trong số đó chắc hẳn là việc cân bằng giữa những mối quan hệ cá nhân với mối quan hệ công việc.

Đây không phải điều những nhà quản lý mới gặp phải mà là câu chuyện ngay cả những quản lý có kinh nghiệm cũng day dứt. Thân thiện với nhân viên trong team là điều quan trọng. Nhưng liệu bạn có đi uống một chầu với nhân viên mới để hiểu họ hơn? Hay là tham gia những buổi nhậu nhẹt vô bờ bến cùng nhân viên để đánh giá sự phù hợp của họ với công ty? Đối xử với nhân viên quá nhiệt tình đôi khi làm ảnh hưởng tiêu cực tới công việc. Leader nên làm gì để duy trì được sự phát triển của công ty, đồng thời làm hài lòng nhân viên?

Một người sếp tốt nhất định phải khách quan. Việc đánh giá chất lượng, năng lực, nhìn thấu điểm mạnh, điểm yếu là nghĩa vụ không thể thiếu của leader nào. Những điều này đồng nghĩa với việc phải khách quan tới mức tuyệt đối mà tình bạn lại khó có thể làm điều này.

Không ít những nhà quản lý đưa ra quyết định đánh giá dựa trên độ thân quen với một nhân viên nào đó dù chính họ cũng không nhận ra. Tính cách, quan điểm của một nhân viên có tương thích với sếp hay không thì giá trị họ cống hiến cho công ty không nằm ở đó. Phần lớn những điểm khác biệt của cá nhân nào đó sẽ khiến team của bạn hoàn thiện hơn khi những cái đã có quá quen thuộc.  

Có thể thấy mối quan hệ thân thiết với nhân viên khiến những nhà quản lý có sự thiên vị nhất định. Điều đó càng đúng khi bạn đưa ra những quyết định như tăng lương, thăng chức hay sa thải. Có thể nó khó khăn dù bạn làm với bất cứ nhân viên nào, nhưng với một cá nhân bạn có mối quan hệ thân thiết việc này càng khó. Ngẫu nhiên thôi, nhưng bạn cũng có thể dễ dàng tha thứ cho họ hơn những nhân viên khác.

Tính khách quan khi được xây dựng trên sự thân thiện, khích lệ sẽ là điều cần thiết hơn cả. Là nhà quản lý, trách nhiệm của họ là tạo ra môi trường để nhân viên của mình phát huy tối đa năng lực,cống hiến hết mình cho doanh nghiệp. Nếu họ dạo quanh một vòng văn phòng, dành thời gian trao đổi với những người họ gặp trên đường, động viên tích cực, chắc chắn họ sẽ chăm chỉ hơn so với việc tự thúc ép bản thân.

Sự kỳ vọng nhạt nhòa

“Chúng ta sẽ trở thành những gì mà chúng ta mong muốn trở thành, vì vậy hãy cẩn thận với những gì mà chúng ta mong muốn.” - Kurt Vonnegut.

Chúng ta vẫn thường mong đợi điều gì đó ở bạn bè của mình, với sếp của mình cũng vậy. Thế nhưng sếp sẽ dẵn dắt nhân viên bằng cách chỉ dẫn, góp ý để nhân viên phát huy tối đa tài năng phát triển, đi kèm với nó chính là việc hạn chế rủi ro để mang tới lợi nhuân. Nếu một người bạn sẽ thương xót khi có điều gì xảy ra thì người sếp lại phân tích và chỉ ra lỗi sai thẳng thắn để không còn tái phạm.

Bạn mong đợi nhân viên của mình ưu tú, trách nhiệm thì bạn sẽ công bằng, duy trì những mục tiêu cao hơn. Nhân viên cảm nhận được họ là thành phần có sức ảnh hưởng với team đương nhiên sẽ cống hiến nhiệt tình, chất lượng công việc sẽ tăng lên, họ nhận ra đồng nghiệp cũng đang cố gắng ở tiêu chuẩn tương tự.

Một nhà quản lý lâu lâu dành 1 - 2 tiếng trao đổi thoải mái với team sẽ giúp gắn kết mối quan hệ tốt hơn. Nhưng nếu quá thân thuộc, đều đặn như việc tuần nào cũng cùng nhau chơi game với họ thì đó sẽ khiến mối quan hệ dần bị xóa mờ. Mong đợi của nhân viên với sếp hoặc sếp với nhân viên từ đó mà dần phai nhòa. Tình bạn chỉ khiến những kỳ vọng bị thu hẹp lại.

Khoảng thời gian riêng tư

Dù bạn có là nhân viên lý tưởng thế nào thì 100% cũng không thể làm việc hết sức lực, ai cũng cần có khoảng thời gian để cân bằng những mệt mỏi trong công việc. Và hơn nửa nhân viên thường làm việc đó bằng cách giải tỏa nỗi buồn, sự ức chế lên mạng xã hội.

Vậy nên tốt hơn hết những nhà quản lý đừng nên kết bạn và theo dõi nhân viên trên mạng xã hội. Có thể bạn sẽ không nhận ra vấn đề gì, nhưng có thể 2 trường hợp sẽ xảy ra.

Trường hợp thứ nhất, nhân viên kiềm chế việc chia sẻ vì nhận ra sếp đang theo dõi từng động thái của mình. Trường hợp thứ 2, họ sẽ quên luôn những vị sếp kia mà trung thực chia sẻ những điều về công ty, về công việc và đôi khi về chính những người sếp. Cả 2 trường hợp này dù bạn có cố tỏ ra bình thường nhưng sẽ có điều không thoải mái.

Vì lợi ích công việc cũng như tính cá nhân, tại sao không xem những hoạt động trên mạng xã hội như một tài sản cá nhân của nhân viên và bạn không áp đặt bản thân mình vào điều đó. Nếu nhân viên thực sự cần bạn phải quan tâm tới họ, họ sẽ không ngần ngại thảo luận trực tiếp với bạn để đưa ra lời khuyên.

Nhìn nhận lại thì chính bạn cũng có đời tư, bạn là một người sếp và cũng không muốn mình trở thành đề tài bàn tán của nhân viên trong bất cứ câu chuyện nào. Trước khi chấp nhận lời mời của nhân viên nào đó, nếu nó không thật sự liên quan trực tiếp công việc thì hãy cân nhắc thật kỹ. Đây cũng là chìa khóa để sếp và nhân viên có thể duy trì mối quan hệ tốt đẹp trong công việc./.


* Nội dung liên quan: