Theo Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (World Bank) David Malpass, các nước nghèo đang không có đủ khả năng để thanh toán các khoản nợ, ngay cả khi các quốc gia phát triển đình chỉ mọi giao dịch kinh tế.
Tổ chức tín dụng có trụ sở tại Washington (Mỹ) này trước đây ước tính sẽ có tới 60 triệu người lâm vào cảnh cùng cực do Covid-19, nhưng con số đó đã dao động ở mức 70 - 100 triệu. Ông Malpass cho biết "sẽ còn nhiều hơn 100 triệu nữa" nếu dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn hoặc kéo dài.
Trước tình hình nghiêm trọng này, các chủ nợ phải giảm số nợ của các nước nghèo đang gặp rủi ro, vượt ra khỏi cam kết đình chỉ thanh toán nợ. Mặc dù vậy, nhiều quốc gia sẽ có nghĩa vụ tái cơ cấu nợ. “Họ cần phải giải quyết cấp bách những món nợ để tạo cơ hội cho các nhà đầu tư mới.”, ông Malpass chia sẻ.
Người dân tại thành phố Madrid, Tây Ban Nha đang xếp hàng chờ nhận thực phẩm viện trợ.
Các quốc gia trong G20 đã cam kết tạm ngừng các khoản thanh toán nợ từ những nước nghèo nhất đến cuối năm nay và ngày càng có nhiều sự ủng hộ kéo dài thời hạn sang năm sau trong bối cảnh đại dịch tiếp tục lan rộng trên toàn thế giới.
Nhưng Malpass cho rằng, thời gian kéo dài đó vẫn chưa đủ do kinh tế suy thoái đồng nghĩa với những quốc gia vốn đang vật lộn để đảm bảo an toàn sức khỏe cho công dân của họ sẽ không có đủ khả năng giải quyết các khoản nợ.
Ông Malpass khẳng định: “Việc giảm nợ nếu cần thiết sẽ phụ thuộc vào tình hình của mỗi quốc gia, tuy nhiên chính sách này mang đầy ý nghĩa. Vì vậy, các quốc gia nghèo, đặc biệt là các quốc gia có nguy cơ nợ xấu lớn nhất, cần phải nhận thấy được nguy cơ trước mắt".
Ngân hàng Thế giới đã cam kết triển khai tài trợ 160 tỷ USD cho 100 quốc gia đến hết tháng 6/2021 trong nỗ lực giải quyết tình trạng khẩn cấp và khoảng 21 tỷ USD đã được giải ngân đến cuối tháng 6. Tuy nhiên, tình trạng người dân vẫn còn rất nghèo - thu nhập ít hơn 1,90 USD một ngày vẫn tiếp tục gia tăng.
Tình trạng suy thoái kinh tế là do sự kết hợp của tình trạng thất nghiệp triền miên trong thời kỳ đại dịch với các vấn đề về nguồn cung thực phẩm trở nên khó khăn hơn. "Tất cả những điều này góp phần đẩy mọi người trở lại tình trạng nghèo cùng cực khi cuộc khủng hoảng kinh tế còn kéo dài.", ông Malpass nói thêm.
Nhà kinh tế học Carmen Reinhart của Ngân hàng Thế giới đã gọi cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay là "đại dịch trầm cảm", nhưng ông Malpass ít quan tâm đến thuật ngữ hơn. "Chúng ta có thể gọi đó là một căn bệnh trầm cảm. Chúng tôi đang chú trọng đến việc giúp các quốc gia kiên cường và vững vàng hơn hơn trong việc giải quyết vấn đề trên.", Reinhart nói.
Cần minh bạch hơn về nợ
Ông Malpass đã "thất vọng" trước sự chậm tiến độ của các chủ nợ tư nhân trong việc đưa ra các điều khoản đình chỉ nợ cho các nước nghèo. Trong khi Viện Tài chính Quốc tế đã xây dựng khuôn khổ để từ bỏ các khoản thanh toán dịch vụ, tính đến giữa tháng 7, thì các ngân hàng thành viên đã không nhận được bất kỳ đăng ký nào.
Có một cái nhìn rõ ràng về quy mô nợ của mỗi quốc gia và tài sản thế chấp liên quan cũng là chìa khóa để giúp các quốc gia mắc nợ, theo Malpass. Cũng theo ông, Trung Quốc là chủ nợ lớn ở nhiều quốc gia, chính phủ nước này đã "tham gia vào tiến trình minh bạch hóa". Các quốc gia cần phải hành động nhiều hơn nữa để nắm rõ các điều khoản cho vay ở các nước như Angola, nơi có nhiều khó khăn về sản lượng dầu.
Ông Malpass cho biết, chính phủ ở các nền kinh tế tiên tiến đến nay vẫn rất "hào phóng" trong việc hỗ trợ các quốc gia đang phát triển, ngay cả khi họ đang phải hỗ trợ người dân của họ. "Điều quan trọng nhất mà các nền kinh tế tiên tiến làm cho các nước đang phát triển là mở cửa trở lại và phát triển thị trường cung ứng.", ông bày tỏ.
Theo Trtworld