Tại sao bầu trời có màu xanh mà không phải màu sắc nào khác rực rỡ hơn như trong manga hay anime thường miêu tả ở hành tinh khác? Tại sao vũ trụ lại có màu đen? Và lý do tại sao chúng không thể đổi sang gam màu khác hay hoán đổi màu sắc cho nhau.
Lý do bầu trời có màu xanh lam
Dù khoa học đã phát triển, nhưng vũ trụ vẫn còn không ít những bí ẩn mà con người chưa thể giải đáp được. Tuy nhiên, bằng nghiên cứu khoa học, những hiện tượng đời thường mà chúng ta gặp phải như bầu trời có màu xanh và vũ trụ có màu đen đã được lý giải rõ ràng.
Ai cũng biết và quen thuộc với việc bầu trời có màu xanh, nhưng ít ai biết được lý do tại sao. Về cơ bản, ánh sáng mặt trời chiếu xuống mặt đất là màu trắng, nhưng khi đi qua bầu khí quyển sẽ có nhiều màu sắc khác nhau tùy theo thời tiết, độ ẩm, không khí. Dù vậy, màu sắc mà con người thường nhìn thấy trên bầu trời là màu xanh, vì chùm sáng xanh lam có bước sóng dài nhất đi vào khí quyển. Chùm sáng này bị không khí tán xạ mạnh và chịu phản xạ bởi hơi nước, bụi bặm. Kết quả của quá trình chiếu sáng này là con người nhìn thấy màu xanh lam trên bầu trời.
Tương tự như vậy, khi chiều tà, lương không khí dày hơn sẽ làm tán xạ được cả ánh sáng đỏ và cam trên bầu trời. Lúc này,người ta sẽ thấy trời có màu đỏ ối hoặc màu cam vào lúc hoàng hôn. Để dễ hiểu hơn thì khi mặt trời lặn, ánh sáng cần phải đi một đoạn đường dài hơn qua không khí trước khi đến được với mắt người. Vì thế, sẽ có nhiều ánh sáng bị phản xạ và tán xạ hơn. Càng có ít ánh sáng trực tiếp từ mặt trợi chiếu đến vị trí người nhìn thì hình ảnh mặt trời sẽ càng ít phát sáng hơn. Đồng thời, màu sắc của nền trời cũng có sự thay đổi từ màu vàng sang cam rồi cuối cùng là đỏ.
Và vì sao vũ trụ có màu đen
Vũ trụ có màu đen dù mặt trời và hàng vạn vì sao đều chiếu sáng. Điều này là do quy luật của ánh sáng, tức là mắt người chỉ nhìn thấy một vật trong trường hợp ánh sáng từ vật đó chiếu đến mắt người và hình ảnh nhìn thấy tương quan với kích thước của vật phát sáng. Thế nên dù các vì sao có sáng và nhiều đến đâu, nhưng vì chúng ở cách nhau quá xa nên vũ trụ mênh mông luôn là một màu đen với các chấm sáng lốm đốm như ta thường thấy.
Ngoài ra, quy luật ánh sáng này cũng áp dụng cho cả màu sắc của những ngôi sao mà chúng ta nhìn thấy. Dù các ngôi sao trên thực tế có cả màu xanh lá cây, nhưng vì khi nhìn vào vật thể, mắt người lại trộn tất cả các màu sắc có bước sóng khác nhau lại nên hình ảnh cuối cùng đề chỉ là màu trắng, giống như với mặt trời. Thế nên, dù đôi khi có thể thấy những ngôi sao có màu sắc đỏ, cam, trắng, vàng… nhưng hầu như con người không bao giờ nhìn thấy được những ngôi sao có màu xanh lá cây.