Lithuania quốc gia tôn thờ dị giáo cuối cùng của châu Âu. Vào thế kỷ 14, Cơ Đốc Giáo đã tràn đến đất nước này, biến nó thành một nơi mà đến nay người ta vẫn gọi là 'vùng đất của những cây thánh giá'.
Khung cảnh ở Kryžių Kalnas, Lithuania, hay Đồi Thánh giá, không khác gì những thước phim kinh dị trong The Nun. Ngay bên ngoài thành phố Šiauliai ở phía bắc, hàng nghìn cây thánh giá bằng kim loại và bằng gỗ đã được cắm xuống đất từ hàng thế kỷ trước, tạo nên một cảnh tượng ma mị và huyền bí, níu chân mọi vị khách du lịch khi đi qua vùng này.
Trên những cây thánh giá đã ngả màu gỉ sét, các chuỗi tràng hạt kêu vang trong gió thổi, tạo thành một bản nhạc ma quái chỉ ngọn đồi này mới có. Trải qua rất nhiều lần bị thiêu rụi, san bằng và phá hủy, nhưng ngọn đồi với hàng nghìn cây thánh giá này vẫn tồn tại, chứng minh cho lòng sùng mộ tôn giáo của người dân địa phương.
Lịch sử hình thành ngọn đồi này vẫn còn là bí ẩn kể cả với người dân địa phương. Nhiều câu chuyện ngụ ngôn và truyền thuyết về Đồi Thánh Giá đã có từ những năm 1859, nhưng nhiều người cho rằng ngọn đồi đã tồn tại lâu trước đó.
Tại địa phương này, truyền thống chạm khắc các biểu tượng tôn giáo đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ. UNESCO công nhận đây là là di sản văn hóa phi vật thể của Lithuania, một "biểu tượng của bản sắc quốc gia và tôn giáo" của đất nước này.
Tôn giáo và truyền thống của Lithuania đã bị cấm vào thế kỷ 19, khi đất nước này trở thành một phần của nước Nga và trong chiến tranh Xô Viết.Vào tháng 4 năm 1961, toàn bộ ngọn đồi đã bị san ủi và thiêu rụi, tạo ra một cảnh tượng khó quên. Nó vẫn được khôi phục lại rồi bị phá hủy liên tục 4 lần nữa bởi người dân địa phương.
Kể từ khi giành được độc lập vào năm 1991, Lithuania trở thành một đất nước tự do tôn giáo. Thế giới hiện đại hóa ra lại là mối đe dọa mới với Đồi Thánh Giá, khi ngày càng có ít người học nghề điêu khắc và rèn thánh giá hơn. Là một địa điểm văn hóa, nhiều tổ chức và người tình nguyện vẫn tìm các duy trì địa điểm này.