Theo như chia sẻ của ông, những điều này được ông viết ra dựa trên kiến thức từ phong thủy của người Trung Quốc và những câu chuyện truyền miệng của những người xung quanh ông, chứ không phải chính ông bịa ra.
Những Miền Linh Dị tập 2
Vậy câu chuyện quái quỷ thế này là như thế nào?
Trong Ngũ Hành tương sinh tương khắc, Kim và Hỏa vốn khắc âm, Thủy và Mộc lại trợ âm còn Thổ thì lại chôn âm. Về mặt cơ bản, theo người xưa thì màu sắc sẽ được phân là màu âm và màu dương, khiến việc phối màu theo phong thủy sẽ buộc phải theo những nguyên tắc này để tạo nên sự cân bằng năng lượng. Ví dụ như màu trắng, xanh, tía, và đen (trước khi quang học khoa học ra đời) được người xưa được coi là màu âm, còn đỏ, vàng, cam được coi như màu dương.
Màu âm và màu dương
Đó chính là nguyên lý trừ tà của những thiết bị này. Cột đèn rỗng ruột cắm thẳng vào lòng đất, đèn xanh tượng trưng cho thuộc tính Mộc sẽ dẫn dụ oan hồn quỷ dữ tới, chúng bay theo cột đèn lên tới đèn xanh, rồi sẽ theo lời nguyền được yểm vào đèn từ trước mà bị đưa tới chỗ đèn đỏ. Ở tại đó, chúng sẽ bị sức mạnh của thuộc tính Hỏa thiêu đốt đến chết.
Theo lời kể của nhân vật Nguyệt Bính, loại đèn giao thông đầu tiên vốn cao tới 7 mét, chỉ treo 2 cái đèn màu xanh và đỏ, đốt bằng khí gas, cảnh sát cầm cây sào dài kéo dây da để thay đổi màu đèn. Nhưng 1 thời gian sau đó, đèn đột nhiên bùng cháy còn cảnh sát trực ban thì tử vong tại chỗ, nguyên nhân là do hồn ma dưới lòng đất quá đỗi hung ác, không thể áp chế nổi, phương pháp trấn áp ma quỷ bằng đèn giao thông loại này cũng dần bị xóa bỏ.
Những cây đèn giao thông chỉ có màu đỏ và xanh
Nhưng thực chất, những cây đèn này tỏ ra bất lực như vậy là bởi chúng vốn có khiếm khuyết rất lớn, đó chính là không có đèn vàng. Bởi màu vàng theo phong thủy của người xưa chính là màu có thể tạo nên sự hài hòa, hạnh phúc, vui vẻ, phấn khởi.
Cho tới tận năm 1918 (thực tế là năm 1920, nhưng Dương Hành Triệt có hơi chút nhầm lẫn), tại đại lộ số 5 thành phố New York mới xuất hiện đèn tín hiệu 3 màu đỏ (tượng trưng cho Hỏa), vàng (tượng trưng cho Thổ) và xanh (tượng trưng cho Mộc). Mộc làm nhiệm vụ dẫn dụ ác linh, đưa tới Thổ để vỗ về, kiềm chế ác linh, rồi mới đưa đến Hỏa để tiêu diệt chúng. Khi số đếm ngược bỗng dưng trôi nhanh hơn bình thường vài phần, đó chính là lúc đèn thi hành nhiệm vụ trừ tà của chúng.
Đèn giao thông 3 màu từ năm 1920
Thời gian đèn xanh đèn đỏ, thoạt nhìn là căn cứ vào việc điều hành lưu lượng xe trên mỗi con phố sao cho hợp lý, giải tỏa ách tắc, nhưng kỳ thực là được thiết lập dựa vào mức độ hung ác của ác linh và mức độ hung hiểm của phong thủy tại mỗi con phố. Nơi nào càng là nơi phong thủy hiểm ác, âm khí cực nặng, sát khí ngút trời thì càng xuất hiện nhiều đèn giao thông.
Tuy nhiên, đối với những loại quỷ dữ quá sức ghê gớm, hung ác như Kuchisake-Onna (Người đàn bà bị rạch miệng) thì chúng có thể thoát khỏi sự trấn áp của đèn giao thông, đi lại hoành hành gây họa trong khu vực. Những nơi đó trở thành những đoạn đường tử thần, những ngã tư thần chết thường xuyên gặp tai nạn gây chết người. Nhưng cũng không phải là chúng có thể miễn nhiễm với đèn, mà chúng chỉ có thể tránh được mà thôi. Nếu chúng chẳng may va chạm với đèn, chúng cũng sẽ bị hút vào đó rồi chết.
Kuchisake-Onna
Ngoài ra, những linh hồn tốt đẹp như tiểu tăng xách đèn (vốn là những linh hồn thiện lương cam chịu, thân hình như đứa bé trai khoảng 12, 13 tuổi; sắc mặt đỏ tươi, đầu dính vào chiếc đèn lồng trên cổ; thường đột nhiên xuất hiện trước người đi đường rồi biến mất nhằm mách nước cho người đi đường biết sắp xảy ra chuyện nguy hiểm để tránh vong mạng) - thì sẽ không bị ảnh hưởng bởi đèn giao thông.
Ở trong đời thực, màu sắc trong phong thủy cũng là những lý thuyết được áp dụng trong việc thiết kế, xây dựng nhà cửa, không chỉ làm tăng tính thẩm mý mà còn để tạo ra nguồn năng lượng hài hòa, đem tới tài lộc cho gia chủ.