Hiệu ứng cánh bướm và những câu chuyện vô cùng khó tin nhưng có thật

Liệu cái vỗ cánh của một con bướm có thể gây ra một cơn lốc ở biển Caribbean?

Khi một con bướm đập cánh, một cơn lốc ở Tây bán cầu xuất hiện. Đây là nguyên lý căn bản của hiệu ứng cánh bướm: một tác động nhỏ có thể tạo ra những hiệu ứng to lớn.

1. Sự ra đời của Coca Cola bắt nguồn từ chứng nghiện morphine

Hiệu ứng cánh bướm và những câu chuyện vô cùng khó tin nhưng có thật - Ảnh 1.

Trong trận nội chiến lịch sử của nước mỹ, những binh lính sử dụng morphine khá thường xuyên để giảm đau. Có hơn 400,000 người nghiện chất này và mắc các bệnh liên quan.

Một trong số đó là Trung úy John Pemberton. Sau khi bị thương nặng ở trận chiến Columbus, ông sử dụng morphine trong quá trình điều trị và bị nghiện. Sau chiến tranh, ông cố tìm ra phương thuốc có thể điều trị chứng nghiện này. Với nhiều lần thử nghiệm, ông tin rằng thuốc chữa là tinh chất trích xuất từ lá coca và hạt kola, trộn với rượu.

Hiệu ứng cánh bướm và những câu chuyện vô cùng khó tin nhưng có thật - Ảnh 2.

Ban đầu thứ nước này được gọi là rượu vang coca, bởi chứa rất nhiều cocaine. Vào thế kỷ 19, cocaine đang là chất kích thích được sử dụng rộng rãi. Nó được cho là rất hiệu quả để chữa nghiện morphine, trầm cảm, nghiện rượu.

Năm 1886, Pemberton thay rượu bằng siro đường, và đặt tên nó là Coca-Cola. Sau khi công ty của Pemberton được bán và chuyển nhượng lại những năm sau này, thành phần của thức uống cũng thay đổi để không còn cocaine bên trong nữa.

2. Cái chết của một con chó và sự ra đời của chủ nghĩa khủng bố

Hiệu ứng cánh bướm và những câu chuyện vô cùng khó tin nhưng có thật - Ảnh 3.

Năm 1933, một ủy viên hội đồng ở Texas, Mỹ, tên Charles Hazard đã trộn những mảnh thủy tinh nhỏ vào thức ăn và cho con chó hàng xóm ăn. Lý do vì nó gây ra không ít điều phiền phức cho nhà Hazard, như "bậy" vào sân. Chuyện vặt vãnh này đã thay đổi thế giới hoàn toàn.

Con chó thuộc về cậu bé 13 tuổi Charlie Wilson. Khi đến kỳ bầu cử, cậu đi khắp nơi thuyết phục mọi người không bỏ phiếu cho Hazard. Điều này đã truyền cảm hứng cho Wilson tham gia vào lĩnh vực chính trị.

Hiệu ứng cánh bướm và những câu chuyện vô cùng khó tin nhưng có thật - Ảnh 4.

Khi cuộc chiến tranh Afghanistan nổ ra, Wilson đã can thiệp vào và giúp Afghanistan thắng. Chủ nghĩa khủng bố thời hiện đại xuất hiện, dẫn đến những hậu quả khủng khiếp và tất cả bắt đầu bởi cái chết của một con chó.

3. Bức ảnh trên báo và tiểu thuyết Harry Potter

Hiệu ứng cánh bướm và những câu chuyện vô cùng khó tin nhưng có thật - Ảnh 5.

Một tờ báo thường nhật ngày nọ bỗng đăng hình ảnh về đứa trẻ mồ côi bị nhốt trong cũi. Đó là một hình ảnh kinh hoàng, tăm tối và rất thực tế. Bởi có nhiều trẻ em thế giới kém may mắn như vậy.

Một người phụ nữ nhìn thấy bức tranh trên báo, vội lật sang trang khác vì sợ bị ám ảnh bởi hình ảnh đó. Cô cảm thấy xấu hổ với chính mình, tự nhủ nếu bản thân không thể làm gì để giúp đỡ thì cuộc sống này phải chăng quá vô giá trị.

Cô trở về tiếp tục viết cuốn tiểu thuyết của mình. Nó trở thành cuốn sách bán chạy nhất không chỉ ở đất nước của cô, mà cả thế giới. Trong câu chuyện của mình, cô đã viết về một đứa trẻ mồ côi phải sống trong một thế giới thù địch.

Hiệu ứng cánh bướm và những câu chuyện vô cùng khó tin nhưng có thật - Ảnh 6.

Cô đã kiếm được một triệu bảng và bắt đầu dự án của mình để giúp đỡ trẻ mồ côi trên toàn thế giới, một dự án mà cô đã tự hứa khi nhìn thấy bức tranh đó.

Tác giả đó là J.K. Rowling, cuốn sách là Harry Potter, và dự án mà cô làm việc ngày hôm nay được gọi là LUMOS, được đặt tên theo câu thần chú mang ánh sáng mà cô đề cập đến trong những cuốn sách ma thuật của mình.

4. Cuốn sách đã tạo nên nỗi sợ hãi ngày 13

Hiệu ứng cánh bướm và những câu chuyện vô cùng khó tin nhưng có thật - Ảnh 7.

Năm 1907, một người môi giới chứng khoán tên Thomas Lawson viết cuốn sách Thứ sáu ngày Mười Ba. Cuốn sách kể về sự bí ẩn, đáng sợ của ngày cấm kỵ này và khiến nỗi sợ hãi lan truyền khắp Phố Wall.

Cuốn sách này nổi tiếng tới nỗi nó đã tạo ra nỗi sợ hãi số 13 cho người dân thời ấy tới tận bấy giờ. Trong một thời gian, mỗi thứ 6 ngày 13, nền kinh tế mỹ mất khoảng 900 triệu đô vì người dân không dám đi làm, đi nghỉ, mua sắm mà chỉ ở trong nhà.