Những bước đi mới đầy ấn tượng trong các tác phẩm điện ảnh DC khi so sánh với nguyên tác truyện tranh

Từ xưa đến nay, điểm yếu lớn nhất mà dòng phim về đề tài siêu anh hùng luôn dễ mắc phải, chính là việc nội dung kịch bản luôn chỉ có thể truyền tải được phần nào những gì có trong comics.

Tuy nhiên ở khía cạnh đối diện, không ít các tình tiết đầy cảm hứng mà nhà sản xuất đưa vào đã giúp tác phẩm của họ trở nên đặc biệt và gây ấn tượng mạnh mẽ hơn nơi công chúng. Chúng ta sẽ cùng điểm qua một vài câu chuyện như vậy đã từng diễn ra với DC Entertainment.

Những bước đi mới đầy ấn tượng trong các tác phẩm điện ảnh DC khi so sánh với nguyên tác truyện tranh - Ảnh 1.

Bruce Wayne biết Joe Chill là kẻ giết chết cha mẹ mình

Các nhà văn khi viết về Batman luôn phải vật lộn với câu hỏi có nên để Bruce Wayne biết danh tính kẻ bắn chết cha mẹ mình hay không. Nếu biết thì khi trả thù xong, công lý được thực thi thì Batman sẽ ra đời bằng lý do gì? Còn nếu không, rõ ràng kỹ năng thám tử của Người Dơi có vấn đề.

Những bước đi mới đầy ấn tượng trong các tác phẩm điện ảnh DC khi so sánh với nguyên tác truyện tranh - Ảnh 2.

Và “Batman Begins (2005)” đã giải quyết rất hay vấn đề này bằng cách tiết lộ Joe Chill chính là kẻ thủ ác, nhưng cùng lúc lại cướp đi cơ hội trả thù của Bruce Wayne khi để tên tội phạm chết dưới tay Falcone.

Thay đổi cái nhìn về hành tinh Krypton

Trong thời đại truyện tranh Silver Age, Krypton được miêu tả là một nơi đầy màu sắc. Tuy nhiên chính điều này đã hạn chế đi khá nhiều sức sáng tạo của các họa sĩ khi muốn thay đổi trang phục Superman nhằm phù hợp cho nhiều nội dung.

“Superman (1978)” đã nhìn ra vấn đề này và thực hiện ngay lập tức cuộc cách mạng về thiết kế cũng như thời trang cho hành tinh Krypton. Thay thế cho những gam màu sặc sỡ là lối kiến trúc tinh thể và trang phục đơn giản, phản ánh đậm nét một nền văn minh siêu tiến bộ có lịch sử hàng triệu năm nơi thiên hà xa xôi.

Đưa Ra’s al Ghul liên kết với quá trình hình thành Batman

Những bước đi mới đầy ấn tượng trong các tác phẩm điện ảnh DC khi so sánh với nguyên tác truyện tranh - Ảnh 3.

Một câu chuyện mang đến kết quả vượt ngoài mong đợi khác chính là điều diễn ra trong “Batman Begins” với hình ảnh Ra’s al Ghul dũng mãnh nhưng cũng đầy mưu mô. Ông ta bước vào cuộc đời Bruce Wayne khi anh đang vô định và tạo nên mối liên kết sâu sắc giữa hai kẻ gian hùng cho đến nhiều năm sau.

Giảm bớt những chi tiết xoay quanh mối tình Clark Kent và Lois Lane

Nhìn chung, “Man of Steel (2013)” là một bộ phim khá nhiều “sạn” và không mấy ấn tượng. Tuy nhiên điểm cộng hiếm hoi của tác phẩm này chính là việc nội dung không đặt quá nhiều trọng tâm nơi mối tình giữa anh chàng thôn quê Clark Kent với nàng phóng viên xinh đẹp Lois Lane.

Người xem được tập trung vào hành trình phát triển sức mạnh của Superman thay vì lan man với câu chuyện muôn thuở “làm sao để giữ bí mật với người con gái bên cạnh mình”?

Andrea Beaumont

Những bước đi mới đầy ấn tượng trong các tác phẩm điện ảnh DC khi so sánh với nguyên tác truyện tranh - Ảnh 4.

Thật khó để thêm một phản diện đủ sức hấp dẫn vào dàn kẻ thù đã quá đông đảo của Batman. Tuy nhiên đó không phải là vấn đề với series “Batman: The Animated”. Trong tập spinoff “Batman: Mask of The Phantasm”, bộ phim đã đưa đến Andrea Beaumont, một nhân vật cực kỳ tuyệt vời. Cô xinh đẹp, thông minh, và đặc biệt chính là người vợ của Bruce Wayne.

Họ giống nhau ở quá khứ đau buồn khi cả cha mẹ đều bị giết bởi bọn tội phạm. Tuy nhiên cái cách mà họ phản ứng với bi kịch là trái ngược. Bruce chọn trở thành siêu anh hùng Batman, còn Andrea Beaumont lại chọn trở thành kẻ giết người mang biệt danh Phantasm.

Định hình lại nhân vật General Zod

Đôi khi sự định hình lại một nhân vật nào đó của các bộ phim siêu anh hùng tốt đến mức khiến ngay cả nội dung comics cũng phải tuân theo. Đó là trường hợp khi “Superman: The Movie” và “Superman II” giới thiệu một General Zod quá kiêu hãnh và đáng nhớ, trở thành tiêu chuẩn cho nhiều bộ phim và đầu truyện từ đó đến nay.

Giải thích cho khuôn mặt của Two-Face

Những bước đi mới đầy ấn tượng trong các tác phẩm điện ảnh DC khi so sánh với nguyên tác truyện tranh - Ảnh 5.

Một thay đổi nhỏ nhưng mang lại hiệu ứng cực tốt của bậc thầy Christopher Nolan trong “The Dark Knight (2008)” khi vị đạo diễn tài ba này đã mang tới lời giải thích hợp lý cho khuôn mặt tên phản diện Two-Face. Đó là bởi hắn đã bị trói, ngã và nằm sấp nửa khuôn mặt vào sàn nhà chứa đầy xăng dầu. Và rồi ngọn lửa bùng lên đốt cháy hoàn toàn phần bên trái của Two-Face.

Đưa Wayne Manor trở lại

Wayne Manor bị bỏ rơi trên màn ảnh lâu đến nỗi khi nơi này trở lại trong “Batman v. Superman: Dawn of Justice”, không ít khán giả đã quên mất nó. Bước ngoặt là khi Bruce Wayne quyết định mở lại nơi đây, dọn dẹp để trở thành nơi hội tụ khi cần thiết của Liên Minh Công Lý trong đoạn kết “Justice League”.

Nâng tầm vai trò của Barbara Gordon

“The LEGO Batman Movie” đã tạo nên một sự thay đổi đáng kể khi giới thiệu một Barbara Gordon hoàn toàn mới, trong vai trò Uỷ viên Sở Cảnh Sát thành phố Gotham. Điều này tạo nên sự cân bằng hơn giữa Batman và Babs thay vì mối quan hệ thầy trò như chúng ta vẫn quen thuộc.

Một Bane giàu chiều sâu hơn

Những bước đi mới đầy ấn tượng trong các tác phẩm điện ảnh DC khi so sánh với nguyên tác truyện tranh - Ảnh 6.

Bane thì ai là fan DC cũng đều biết, đó là tên phản diện hữu dũng vô mưu và thường chỉ cậy sức mỗi lần đấu với Batman. Nhưng trong “The Dark Knight Rises”, Christopher Nolan đã thay thế thứ hóa chất super-steroid của Bane bằng một loại thuốc giảm đau đơn giản hơn. Qua đó nâng tầm trí tuệ và ý chí đáng sợ nơi tên ác nhân này.

Wonder Woman trở thành siêu anh hùng đầu tiên của thế giới

Trong bộ ba quyền lực Trinity nhà DC, thực sự danh tiếng của Superman và Batman luôn lấn át hoàn toàn người còn lại là Wonder Woman. Mặc dù vậy, DCEU đã phần nào thay đổi quan niệm đó khi câu chuyện về nàng công chúa xứ Themyscira được bắt đầu từ tận Thế chiến I. Điều này biến cô thành siêu anh hùng đầu tiên của Trái Đất và là nguồn cảm hứng cho tất cả những người đi sau.