Video game là một lĩnh vực kinh doanh lớn. Nó là ngành công nghiệp gặt hái hàng tỉ đô la mỗi năm và vẫn không có dấu hiệu ngừng lại dù đã trải qua nhiều thế hệ. Đi cùng với thành công này, những rủi ro, kiện tụng và tranh chấp pháp lí cũng ngày một nghiêm trọng hơn. Bởi lí do này, hãy cùng nhau tìm hiểu về những vụ kiện cáo gây nhiều tranh cãi nhất mọi thời đại của làng game từ trước đến giờ.
1. Manuel Noriega và Activision Blizzard
Manuel Noriega, một cựu độc tài của Panama không hiểu vì lí do gì lại chú ý đến Call of Duty: Black Ops II và cáo buộc game này sử dụng hình ảnh của ông ta. Noriega khi đó đang ở tù vì tội ác đã phạm phải trong suốt sáu năm lãnh đạo đất nước, quyết định khởi kiện nhà phát hành Activision Blizzard. Ông khăng khăng khẳng định game đã mô tả ông ta là "thủ phạm của nhiều tội ác ghê tởm", bao gồm cả những vụ giết người, mà hoàn toàn không có sự cho phép. Vụ việc cuối cùng cũng được giải quyết êm đẹp vào tháng 10 năm 2014, nhưng quyền tự do khai thác hình ảnh các nhân vật lịch sử trong game đã bị cấm. Dù sao cũng chẳng ai trông đợi sự tái xuất của Noriega trong Call of Duty: Black Ops 4's Blackout Mode.
2. Bethesda và Warner Bros. Interative
Bethesda có vẻ là nhà làm game hay phải sa vào vòng pháp lí. Một vụ kiện tụng gần đây của công ty này có khả năng sẽ trở thành một trong những vụ tranh cãi lớn nhất mọi thời đại xoáy vào những người liên quan. Mùa hè năm 2015, Bethesda thành công chuyển đổi Fallout Shelter sang định dạng game mobile. Tuy nhiên khi phát hiện ra Westworld, một tựa game tương tự đến từ Warner Bros và Behaviour Interactive – nhà đồng phát triển Fallout Shelter, công ty này nhanh chóng khởi kiện Warner Bros.
Không chỉ dừng lại ở việc kiện tụng, Bethesda ngầm ý rằng Behaviour Interactive đã tái sử dụng mã từ Fallout Shelter để đưa vào Westworld. Nếu điều này là thật, đây quả là một tai tiếng lớn đủ sức làm rúng động làng game thế giới.
3. Epic Games và Silicon Knights
Cuộc chiến pháp lí giữa Epic Games và Silicon Knights là cuộc đối đầu dài và phức tạp. Ban đầu, Silicon Knights đưa Epic ra tòa vì cáo buộc liên quan đến cấp phép Unreal Engine 3. Công ty này còn cho rằng nhà phát triển Epic Games đã vi phạm hợp đồng bằng việc cung cấp một bộ Engine không hoàn chỉnh, khiến studio phải tự xây dựng bộ Engine riêng. Nhưng sự thật là bộ Engine riêng mà Silicon Knight tự xây dựng đó thực ra đã sử dụng hàng ngàn dòng mã từ Unreal Engine.
Kết quả là tòa án đã phán quyết chiến thắng cho Epic Games cùng với 9,2 triệu đô la tiền bồi thường, đồng thời lệnh cho Silicon Knights phải hủy toàn bộ các bản sao chưa bán của bất kì game nào sử dụng mã Unreal Engine. Sau vụ kiện, Silicon Knights đệ đơn xin phá sản vào năm 2014.
4. PUBG Corp và Epic Games
Lại thêm một tranh chấp pháp lí nữa liên quan đến Epic Games, và lần này là với PUBG Corp. PUBG khởi kiện vì những tương đồng quá lớn giữa Fortnite với PlayerUnknown's Battlegrounds. Tuy nhiên, không hiểu vì lí do gì công ty nhanh chóng từ bỏ vụ kiện chỉ sau một tháng.
5. Digital Homicide và Jim Sterling
Vấn đề kiểm soát nội dung của Steam là thứ gây ra nhiều tranh cãi suốt một thời gian dài. Một trong số những nhà phê bình khắt khe nhất, Jim Sterling đã chỉ ra sự thiếu kiểm soát chất lượng trên Steam, bao gồm cả thư viện game khổng lồ Digital Homicide.
Digital Homicide phản pháo rằng những đánh giá của Sterling là thiếu công tâm và cuối cùng đâm đơn kiện ông vì tội phỉ báng và vu khống. Digital Homicide đưa ra mức yêu cầu bồi thường là 10 triệu đô la, nhưng vụ kiện của họ thất bại. Cuối cùng, Sterling vụt lên trở thành một nhà phê bình hàng top nhờ Digital Homicide.
6. Universal và Nintendo
Nintendo có thể là một trong những công ty có vị thế lớn nhất làng game, nhưng cũng có những giai đoạn mà nó gần như bị đẩy vào bờ vực nguy hiểm. Đó là năm 1981, khi tựa game mạnh nhất của Nintendo là Donkey Kong chập chững tham gia vào thị trường. Universal cảm thấy rằng Donkey Kong quá giống với tựa game King Kong, và đã kiện công ty này.
Luật sư của Nintendo là John Kirby chỉ ra rằng King Kong là một nhân vật công cộng. Điều này mang lại chiến thắng cho Nintendo, mở đường cho công ty bước chân chính thức lên đất Mĩ.
7. Nintendo và James Burt
Sau Donkey Kong, Nintendo trở nên rất thận trọng với những tài sản trí tuệ thuộc về mình. Một trong số những ví dụ cho việc này là vụ kiện với James Burt, một thanh niên Úc 24 tuổi. Anh này đã vô tình mua được bản New Super Mario Bros. Wii một tuần trước ngày ra mắt chính thức tại Úc, sau đó sao chép và công khai nó trên mạng.
Không khó khăn gì Nintendo giành được chiến thắng trong vụ kiện này với khoản bồi thường 1,5 triệu đô la. Tất nhiên khó có khả năng Nintendo nhận được số tiền này từ Burt, nhưng động thái này đã gửi đi thông điệp mạnh mẽ rằng công ty sẽ không chấp nhận bất kì sự vi phạm bản quyền nào.
8. Strickland và Sony
Hiếm có game nào mà bạo lực trở thành vấn đề tai tiếng nổi cộm như với Grand Theft Auto. Luật sư khét tiếng Jack Thompson đã đâm đơn kiện Sony ra tòa về việc gián tiếp gây ra cái chết của hai sĩ quan cảnh sát Arnold Strickland và James Crump, và người điều phối Leslie Mealer. Thompson nói rằng kẻ giết người, Devin Moore, đang tái tạo cảnh bắn giết từ Grand Theft Auto: Vice City, và đây là lỗi của Sony. Vụ án khép lại với án tử dành cho Moore trong khi Sony lại được Tòa án Tối cao Alabama bảo vệ.
Vụ án thảm khốc này cũng là kết thúc danh sách sơ lược những vụ kiện cáo ồn ào xoay quanh thế giới game. Những tranh chấp pháp lí này không chỉ là cuộc đối đầu tranh cãi, mà còn giúp định hình lịch sử game thông qua những gì chúng để lại. Dựa vào kết quả của các vụ kiện này, chúng ta có thể phần nào biết được con đường phía trước của làng game trong tương lai không xa phía trước.