Chính sự thành công của bộ truyện đã giúp nó đã được chuyển thể thành phiên bản hoạt hình anime. Cho đến tận thời điểm hiện tại, Conan vẫn là một cái tên rất phổ biến trong cả thị trường truyện tranh manga lẫn thế giới anime. Tuy nổi tiếng như vậy, thế nhưng vẫn có những sự thật không phải ai cũng biết. Sau đây là những sự thật sẽ khiến bạn ngạc nhiên khi nhắc đến Conan.
1. Những vụ án trong Conan không chỉ lấy cảm hứng từ Sherlock Holmes.
Chúng ta đều biết thần tượng của Shinichi chính là vị thám tử nổi tiếng Sherlock Holmes. Chính cuốn tiểu thuyết trinh thám về vị thám tử đại tài này đã truyền cảm hứng không ít cho tác giả Gosho Aoyama vẽ nên những vụ án ly kỳ trong Conan. Ngoài ra, cái tên của "Shinichi phiên bản thu nhỏ" cũng chính là tên của nhà văn tạo nên Sherlock Holmes - Arthur "Conan" Doyle.
Tuy vậy, nếu chỉ lấy cảm hứng từ Sherlock Holmes thôi thì chưa đủ. Tác giả Gosho Aoyama cũng đã xác nhận rằng ông đã tham khảo rất nhiều vụ án của những tiểu thuyết trinh thám khác, ở nước ngoài cũng như tại Nhật Bản.
Hẳn nhiều người vẫn còn nhớ vụ án đặt bom ở tháp Tokyo, một trong những vụ án thành công nhất của Conan. Gosho Aoyama đã xác nhận rằng ông đã phải xem liên tiếp không biết bao nhiêu bộ phim về khủng bố. Ngoài ra, Ranpo Edogawa, một nhà văn người Nhật khác, cũng đã truyền cảm hứng cho Gosho Aoyama sáng tác nên rất nhiều vụ án trong Conan.
Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng Conan là một tác phẩm chỉ dành cho lứa tuổi thiếu niên. Điều đó chưa hẳn đã đúng. Hãy nhìn vào các nhân vật trong Conan, chúng ta có đầy đủ dàn nhân vật chính ở mọi lứa tuổi. Bác Mouri râu kẽm, Ran, Shinichi, và cả nhóm thám tử nhí lớp 1B nữa, tất cả những nhân này đều mang lại sự thành công cho Conan.
Vì Conan là một tác phẩm dành cho mọi lứa tuổi, thế nên cũng có những vụ án rất dễ thương dành cho thiếu nhi, như cái cách mà nhóm thám tử nhí hay làm để điều tra vụ mất tích của... một chú mèo. Cũng có những vụ án đầy sự tàn bạo và kịch tính dành cho những ai ưa thích sự trinh thám đúng nghĩa. Và tất nhiên, tuy là trinh thám nhưng Conan vẫn ẩn chứa những yếu tố "ngôn tình" không kém.
Ở mỗi tập, Conan đều sẽ phá một vụ án. Nhưng không phải vì thế mà nó sẽ cứ lặp đi lặp lại. Gosho Aoyama đã khéo léo lồng ghép vào đó những câu chuyện lớn hơn để kể cho khán giả. Đây chính là nguồn cảm hứng vô tận để ông có thể bám sát cốt truyện này để tạo nên những series hứa hẹn sau này.
Chúng ta có thể lấy một vài ví dụ như một series đi sâu vào những cuộc đối đầu giữa Conan và tổ chức áo đen, hoặc series về những cuộc đấu trí giữa Kid và Conan chẳng hạn, v.v... Có rất nhiều ý tưởng để Gosho Aoyama có thể khai thác và phát triển cho những phần hậu truyện sau này.
Có thể mọi người đã quá quen với hình ảnh Conan phá giải những vụ án hết sức dễ dàng. Rất ít vụ nào có thể khiến Conan đau đầu suy nghĩ. Tuy vậy, cậu vẫn chưa phải là thám tử thông minh nhất. Người đứng top thông minh nhất chỉ có thể là Kudo Yasaku - bố ruột của Shinichi.
Có rất nhiều lần Shinichi bị chính bố mình dắt mũi. Ông luôn đi trước Shinichi và cả những tên tội phạm một bước. Có vẻ mọi chuyện luôn nằm trong tầm kiểm soát của ngài Kudo Yasaku. Tuy nhiên, với một tố chất và sự thông minh như vậy, ngài Kudo chưa bao giờ muốn trở thành một thám tử chuyên nghiệp cả. Ông hiện đang là một tiểu thuyết gia bí ẩn và cùng vợ mình định cư ở Mỹ.
Hẳn cái tên "Thám tử lừng danh Conan" hay "Detective Conan" đã không còn quá xa lạ gì đối với người hâm mộ ở Việt Nam nữa. Nhưng còn cái tên Case Closed thì sao? Đã từng có rất nhiều người tranh luận về sự khác biệt giữa "Detective Conan" và "Case Closed".
Phần lớn họ đều không biết được rằng thực tế cả hai chính là một. "Thám tử lừng danh Conan" nguyên bản có tên là "Meitantei Conan", sang tiếng Anh thì tiêu đề trở thành "Case Closed". Sở dĩ có sự thay đổi như vậy vì ở phương Tây có rất nhiều nhân vật nổi tiếng khác cũng tên Conan. Và họ quyết định đổi tiêu đề thành "Case Closed" để tránh sự nhầm lẫn với những nhân vật ấy.
Bạn đọc có thể thảo luận về Thám tử Conan cũng như tác phẩm manga - anime khác tại ĐÂY.