3. Phải tạo nhân vật chân thực
Chuyện xây dựng nhân vật chân thực là một điều cần thiết với mọi tác phẩm, không phải chỉ có riêng thể loại dark fantasy. Đến đây chúng ta hãy so sánh nhân vật Guts và Goblin Slayer.
Thế nhưng điều khác biệt ở đây đó là nhân vật Guts chân thực và mang tính người hơn rất nhiều so với Goblin Slayer.
Ở Guts, mặc dù là một nhân vật có vẻ ngoài lạnh lùng, mạnh mẽ thế nhưng trong thâm tâm anh là một người rất thích quan tâm đến người khác.
Sự thú vị trong tính cách của nhân vật này không nằm ở sự biểu đạt của bản thân anh mà phần lớn nằm ở những hành động và mối quan hệ giữa anh và những người xung quanh.
Tác phẩm đã làm rất tốt việc cân bằng mối quan hệ giữa Guts và những người bạn trong nhóm của mình. Guts biết sức mạnh của sự cuồng nộ có tác động xấu đến mình và biến mình thành một con quái vật khát máu, thế nhưng vì để có sức mạnh để bảo vệ mọi người, anh ta đành phải sử dụng nó, vì thế anh ta phải dựa dẫm vào những người còn lại để đưa lý trí của mình trở lại.
Berserk Conviction Arc
Điều này giúp cho cô ta hoàn toàn thay đổi, cô ta cần phải học cách thay vì cầu nguyện và đổ mọi thứ cho chúa trời thì hãy sống với tội lỗi của chính mình và tích cực rèn luyện bản thân để ngày càng mạnh mẽ hơn. Sự trao đổi qua lại giữa Guts và các nhân vật khác trong nhóm của mình là thứ khiến cho nhân cách của anh được tỏa sáng.
Thế còn Goblin Slayer thì sau? So với quan hệ giữa Guts và nhóm của mình thì mối quan hệ của Goblin Slayer với những người xung quanh khá là mờ nhạt và thụ động. Các cô gái như nữ tư tế, nữ elf theo Goblin Slayer chỉ vì thấy anh này mạnh ngầu mà thôi.
So với những sự xung đột nội tâm rõ ràng của Guts với thứ sức mạnh cuồng nộ mà anh có thì việc GS suốt ngày mặc một bộ giáp từ đầu tới chân không cho ta được nhìn thấy bất cứ biểu cảm nào cũng như nội tâm của cậu này.
Điều này khiến cho nhân vật GS hoàn toàn giống như một kẻ xa lạ với thế giới của anh ta sống và với cả khán giả.
4. Đã "dark" thì phải "deep"
Well, dĩ nhiên yếu tố cuối cùng và quan trọng nhất: đã dark thì phải deep. Sự thú vị của một bộ dark fantasy không phải chỉ có những cảnh máu me hãm hiếp xem cho "đã mắt" mà là việc tạo dựng một thế giới tàn bạo như vậy cho ta một cái nhìn đa chiều hơn về cuộc sống và khiến chúng ta suy ngẫm nhiều hơn.
Điều đó làm cho tác phẩm đáng nhớ và thú vị hơn hẵn một bộ xem chỉ vì "đã mắt" một thời gain ngắn rồi sau đó không ai quan tâm tâm nữa.
Trong Berserk – Conviction arc, không phải hay bởi vì cảnh Guts chẻ mấy con quái vật làm đôi ngầu và cảnh hãm hiếp khắp mọi nơi mà là hay bởi vì ta được thấy sự đấu tranh dữ dội của ý chí cá nhân có thể vượt lên cả thứ được gọi là định mệnh, chúa trời theo đúng quan điểm của Nietzche.
Và cuối cùng trong Made in Abyss không phải hay vì được thấy cảnh trẻ em bị hành hạ, tra tấn mà là hay vì sau tất cả bao nhiêu chuyện trên, những đứa trẻ như Riko và Reg vẫn có thể gạt bỏ hết những thứ kinh khủng kia qua một bên và tiếp tục cuộc hành trình của mình với một nụ cười đầy hy vọng, thể hiện tinh thần hiện sinh sâu sắc.
Tóm lại Goblin Slayer là một nỗ lực xây dựng một bộ fantasy khác biệt với những bộ fantasy thông thường nhan nhãn trên thị trường hiện nay nhưng theo mình bị thất bại vì thiếu sự xây dựng thế giới, xây dựng nhân vật và tạo dựng chiều sâu.
Sau cùng thì việc 1 tác phẩm có hay hay không là do cách mà nó thể hiện chứ không phải chỉ vì ý tưởng có một chút khác bọt thì auto "siêu phẩm" được.