Wibu, Weeaboo và Otaku: Loạt thuật ngữ lóng đã khiến cộng đồng mạng nổ ra bao cuộc khẩu chiến bắt nguồn từ đâu?

Được sử dụng rộng rãi trên các cộng đồng mạng xã hội, Wibu, Weeaboo và Otaku có nguồn gốc từ đâu, được sử dụng để ám chỉ ai?

Nếu là một người yêu thích văn hóa Nhật Bản, Anime/Manga, bạn sẽ thường xuyên bắt gặp từ "wibu" - một thuật ngữ lóng có nguồn gốc từ "Weeabo" xuất hiện từ một vài năm trở lại đâu. Vậy "wibu" là gì, nó được sử dụng để ám chỉ ai và như thế nào?

Sự ra đời của thuật ngữ "wibu"

Wapanese - hay Người Nhật Da Trắng - là một thuật ngữ xuất hiện từ năm 2002, được hình thành bởi hai từ là “wannabe” (bắt chước, muốn giống ai), “white” (da trắng) và Japanese. Thuật ngữ này ra đời để mô tả những người da trắng ám ảnh với văn hóa Nhật Bản, thường sẽ là Manga, Anime, game hoặc các thể loại giải trí khác.

Wibu, Weeaboo và Otaku: Loạt thuật ngữ lóng đã khiến cộng đồng mạng nổ ra bao cuộc khẩu chiến bắt nguồn từ đâu? - Ảnh 1.

 Sau một thời gian, "wapanese" được cộng đồng 4chan đọc lóng thành Weeaboo, nhanh chóng trở thành từ lóng phổ biến trên Internet. "Weeaboo" được 4chan sử dụng theo một nghĩa tương đối tiêu cực, mang tính sỉ nhục đối với thuật ngữ Wapanese.

Thuật ngữ Weeaboo càng ngày càng nổi tiếng, thậm chí xuất hiện trong Urban Dictionary với các ý nghĩa như:

- Bị ám ảnh bởi nền văn hóa Nhật Bản đến mức coi trọng nền văn hóa Nhật hơn cả nền văn hóa bản xứ và các nền văn hóa khác.

- Thể hiện nỗi ám ảnh với Manga, Anime và những văn hóa tiếp biến từ nền văn hóa Nhật Bản. 

Wibu, Weeaboo và Otaku: Loạt thuật ngữ lóng đã khiến cộng đồng mạng nổ ra bao cuộc khẩu chiến bắt nguồn từ đâu? - Ảnh 2.

 - Sử dụng những từ ngữ tiếng Nhật như là câu nói cửa miệng của mình. Thậm chí những từ tiếng Nhật còn bị họ sử dụng sai, dẫn tới phá vỡ ranh giới xã hội. Hiểu biết về đất nước và ngôn ngữ Nhật Bản thông qua các tác phẩm Anime và Manga.

Sử dụng từ "wibu" như thế nào?

Sau khi chuyển từ "wapanese" sang "weeaboo", thuật ngữ này lại được Việt Nam và một số nước khác đọc thành "wibu". Ngoài việc giữ nguyên nghĩa là ám chỉ sự yêu thích văn hóa Nhật Bản (tiêu biểu là Anime/Manga) một cách cuồng nhiệt, wibu còn là từ ngữ được cộng đồng mạng sử dụng với nghĩa tiêu cực, tẩy chay, ám chỉ những người nông cạn, tự nhận là có hiểu biết và thích thể hiện.

Wibu, Weeaboo và Otaku: Loạt thuật ngữ lóng đã khiến cộng đồng mạng nổ ra bao cuộc khẩu chiến bắt nguồn từ đâu? - Ảnh 3.

 Tuy nhiên, với sự lan truyền mạnh mẽ của mạng xã hội, wibu còn thành thuật ngữ được sử dụng ngay trong chính các fandom Anime/Manga nói chung, nhằm phân biệt giữa những người hâm mộ thông thường và những người hâm một tới mức ám ảnh.

Wibu, Weeaboo và Otaku: Loạt thuật ngữ lóng đã khiến cộng đồng mạng nổ ra bao cuộc khẩu chiến bắt nguồn từ đâu? - Ảnh 4.

 Bên cạnh việc sử dụng từ ngữ này với ý mỉa mai, miệt thị, nhiều fandom Anime/Manga, game, từ wibu tại Việt Nam lại đang dần được nhiều người chấp nhận là cách nói hài hước vì ngày nay, rất nhiều người yêu thích các loại hình giải trí này. Đôi khi, wibu còn trở thành từ để chỉ đặc điểm của một bộ phim, một tựa game hay thứ gì đó liên quan đến văn hóa Anime, Nhật Bản nói chung. 

Wibu, Weeaboo và Otaku: Loạt thuật ngữ lóng đã khiến cộng đồng mạng nổ ra bao cuộc khẩu chiến bắt nguồn từ đâu? - Ảnh 5.

 Có lẽ vì hai ý nghĩa nhập nhằng của thuật ngữ này, nhiều cư dân mạng đã nổ ra những cuộc "khẩu chiến" liên miên. Một bên cho rằng wibu cần được sử dụng đúng nghĩa, trái lại, một bên lại cho rằng wibu chỉ là cách nói hài hước mà thôi. Như vậy, dùng từ wibu ở đâu, khi nào hoàn toàn phụ thuộc vào bạn. 

"Wibu/weeaboo" và Otaku

Thuật ngữ Weeaboo ra đời cũng đã khiến cho rất nhiều cuộc tranh cãi khác về ý nghĩa của nó: Liệu Wibu/Weeaboo có ý nghĩa tương tự như thuật ngữ Otaku hay không?

Wibu, Weeaboo và Otaku: Loạt thuật ngữ lóng đã khiến cộng đồng mạng nổ ra bao cuộc khẩu chiến bắt nguồn từ đâu? - Ảnh 6.

Trong khi Wibu thường được cộng đồng mạng Việt Nam sử dụng, "weeaboo" lại được sử dụng bởi người nước ngoài (người da trắng), giống như để ám chỉ một Otaku bị cản trở bởi sự chiếm dụng văn hóa. Theo đó, người nước ngoài nghĩ Otaku để dùng mô tả một người Nhật Bản "cuồng" chính nền văn hóa của nước mình, thì weeaboo để ám chỉ những người nước ngoài. 

Wibu, Weeaboo và Otaku: Loạt thuật ngữ lóng đã khiến cộng đồng mạng nổ ra bao cuộc khẩu chiến bắt nguồn từ đâu? - Ảnh 7.

Anime News cũng từng đưa ra những sự khác biệt giữa cả thuật ngữ này, khẳng định rằng họ không hề xấu bởi việc họ dành tình cảm của mình cho văn hóa Nhật Bản. Một số khác lại cho rằng một người sẽ trở thành weeaboo khi họ có những hành vi phiền phức, phát ngôn thiếu chín chắn và không thực sự hiểu biết, yêu thích văn hóa Nhật Bản, thay vào đó chỉ muốn thể hiện cá tính bản thân.