Cố nhà văn Kim Dung là một trong "Tứ Đại Tông Sư" tiểu thuyết võ hiệp nổi tiếng Trung Quốc. Tứ Đại Tông Sư trong làng tiểu thuyết võ hiệp gồm: Kim Dung, Cổ Long, Lương Vũ Sinh và Ôn Thụy An. Bốn tác giả nổi tiếng còn được biết đến với danh xưng "Kim Cổ Lương Ôn" nhằm khẳng định tài năng và vị trí của Tứ Đại Tông Sư trong làng tiểu thuyết võ hiệp.
Sinh thời, Kim Dung có tới 15 tác phẩm được chuyển thể thành phim truyền hình và điện ảnh. Không những thế, nhà văn quá cố còn tạo ra nhiều hình tượng kinh điển, đặc biệt là các anh hùng, cao thủ trong thế giới võ hiệp của riêng mình.
Mới đây, tờ QQ đã đưa ra danh sách "Thập Đại cao thủ" trong tiểu thuyết của cố nhà văn Kim Dung. Bảng xếp hạng khiến nhiều người bất ngờ và gây tranh cãi khi người đứng đầu danh sách không phải Trương Tam Phong. Thậm chí Dương Quá hay Quách Tĩnh đều không có tên trong bảng xếp hạng này.
Dương Quá là cái tên gây nhiều tranh cãi khi không có mặt trong danh sách này.
10. Trương Tam Phong
Trong lịch sử Trung Quốc, Trương Tam Phong được miêu tả là "một đạo sĩ trứ danh của môn phái Võ Đang, là bậc thầy luyện nội đan và võ thuật trong đạo giáo" Cố nhà văn Kim Dung từng nhận định, người có võ công cao cường nhất trong các tiểu thuyết của ông chính là Trương Tam Phong. Tuy nhiên, Trương Tam Phong lại bị xếp cuối trong bảng xếp hạng này.
Theo QQ, lý do khiến Trương Tam Phong xếp bét bảng vì ông là một đạo sĩ trong Đạo giáo - một tôn giáo có nhiều bí ẩn. Chính vì sự thần bí này, Trương Tam Phong là nhân vật bị thần hóa nhiều nhất trong lịch sử Trung Quốc. Trong tiểu thuyết, cố nhà văn cũng nhiều lần thần thánh hóa sự bí ẩn của Trương Tam Phong.
Giai thoại về người sáng lập Võ Đang trong tiểu thuyết hay phim ảnh đều khá mơ hồ, tạo sự thần bí. Dù vậy, không thể phủ nhận, hai môn võ Thái cực quyền và Thái cực kiếm mà Trương Tam Phong sáng tạo ra vô cùng lợi hại.
9. Đông Phương Bất Bại
Đông Phương Bất Bại là nhân vật phụ trong tiểu thuyết Tiếu ngạo giang hồ, từng là Giáo chủ Nhật Nguyệt thần giáo. Để trở thành cao thủ trong võ lâm, hắn không ngại cầm đao tự cung trở thành người ái nam ái nữ để luyện Quỳ Hoa Bảo Điển.
Sau khi luyện thành Quỳ hoa bảo điển, Đông Phương Bất Bại đã trở thành nhân vật có võ công vô địch thiên hạ, khó ai bì kịp.
Quỳ Hoa Bảo Điển là bí kíp võ thuật thượng thặng trong tiểu thuyết của Kim Dung. Không chỉ có có võ công vô địch thiên hạ, Đông Phương Bất Bại còn là người đa mưu túc trí. Hắn thẳng tay loại trừ những kẻ bất đồng chính kiến, từ phó giáo chủ dưới 1 người trên vạn người chiếm ngôi giáo chủ từ tay Nhậm Ngã Hành.
8. Hoàng Thường
Hoàng Thường là nhân vật bí ẩn trong tiểu thuyết Anh hùng xạ điêu, là chủ nhân của Cửu Âm Chân Kinh. Hắn vốn là một quan chức thời Bắc Tống, am hiểu võ học Đạo giáo khi biên soạn các tuyển tập Đạo gia. Nhờ đó, ông đã giết nhiều cao thủ của Minh Giáo, trở thành kẻ thù của các môn phái trong võ lâm.
Hoàng Thường đạt được cảnh giới cao nhất của Cửu Âm Chân Kinh là Cửu Âm Quy Nguyên. Sau khi Hoàng Thường qua đời, Cửu âm chân kinh lưu lạc trong nhân gian khiến giới võ lâm tranh đoạt và gây ra sự chém giết để giành lấy bí kíp này.
7. Độc Cô Cầu Bại
Độc Cô Cầu Bại là một trong những nhân vật có võ công cao nhất trong các tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung. Nhân vật này xuất hiện xuyên suốt Thần điêu hiệp lữ, Tiếu ngạo giang hồ và được kể sơ qua trong Lộc đỉnh ký. Độc Cô Cầu Bại có ngoại hiệu là Kiếm Ma, là chủ nhân của Đệ nhất kiếm pháp - Độc Cô Cửu Kiếm.
Nhờ kiếm pháp vô địch thiên hạ này, Độc Cô Cầu Bại không có địch thủ. Truyền nhân của ông là Dương Quá, Phong Thanh Dương và Lệnh Hồ Xung. Cuối cùng, Độc Cô Cầu Bại chết trong buồn bã vì không thể tìm được một người có thể địch nổi kiếm thuật của ông ta, mong một lần thất bại mà không được.
6. Tiền Triều Thái Giám
Tiền Triều Thái Giám chính là chủ nhân của Quỳ Hoa Bảo Điển. Là cao thủ ẩn danh trong triều tạo ra thứ võ học dị nhất trong Kim Dung. Đây cũng là vị cao thủ võ thuật duy nhất không có tên thật, chỉ được người trong võ lâm nhớ tới là một Thái giám hô mưa gọi gió trong võ lâm.
Nhờ có Quỳ Hoa Bảo Điển, vị thái giám này dám cả gan một mình chống lại tứ đại môn phái võ lâm lúc bấy giờ. Dù lấy 1 chọi 4 nhưng vị Thái giám vẫn chiếm hoàn toàn ưu thế.
5. Tiêu Phong
Tiêu Phong là nhân vật chính có cái kết đẫm nước mắt nhất trong Thiên Long Bát Bộ. Tiêu Phong cũng là nhân vật chính có nguyên mẫu trong lịch sử. Anh vốn là bang chủ của Cái Bang, học được nhiều bí kíp võ công thượng thừa Hàng Long Thập Bát Chưởng, được các cao tăng ca tụng là thiên hạ đệ nhất võ học.
4. Đoàn Tư Bình
Đoàn Tư Bình là người sáng lập ra vương quốc Đại Lý, tổ tiên là Đoàn Kiệm Ngụy. Đoàn Tư Bình vốn là một chính trị gia, sau đã thành lập và trở thành Hoàng đế đầu tiên của Vương quốc Đại Lý vào năm 937. Ông là người sáng tạo ra chỉ pháp bậc nhất - Nhất Dương Chỉ và tuyệt kĩ võ công Lục Mạch Thần Kiếm.
Đây là 2 tuyệt kĩ võ công của Đoàn Gia. Lục Mạch Thần Kiếm có uy lực kinh người, được ví như "Kiếm khí hóa hình" của giới tu luyện. Lục Mạch Thần Kiếm cũng được nhiều người coi là kiếm thuật thần kỳ nhất trong tiểu thuyết Kim Dung.
3. Tiêu Dao Tử
Tiêu Dao Tử là tổ sư sáng lập phái Tiêu Dao, xuất hiện trong tiểu thuyết Thiên Long bát bộ.được công nhận là một đại cao thủ trong võ lâm. Tiêu Dao Tử sáng tạo ra nhiều tuyệt học riêng và truyền lại cho ba người đệ tử.
Võ học của phái Tiêu Dao được xem như là thần tiên, bởi những võ công này đều vượt xa sự tưởng tượng của người thường. Những môn võ công đều thuộc hàng độc nhất vô nhị, kỳ dị và lợi hại thuộc hàng bậc nhất như Lăng Ba Vi Bộ, Bắc Minh Thần Công, Bất Lão Trường Xuân Công....
2. Đạt Ma Tổ Sư
Đạt Ma Tổ Sư hay còn gọi là Bồ đề đạt ma được coi là tổ sư, người sáng lập phái võ Thiếu Lâm. Ông còn là tác giả của 72 tuyệt kỹ Thiếu Lâm, Cửu dương thần công, Dịch cân kinh.
1. Thạch Phá Thiên
Vị trí số 1 thuộc về Thạch Phá Thiên - nhân vật chính tiểu thuyết Hiệp khách hành gây nhiều tranh cãi. QQ cho rằng, lý do xếp Thạch Phá Thiên ở đầu bảng vì anh không có điểm xuất phát cao như xuất thân từ võ đạo, là kỳ tài luyện võ, bậc vương gia, hay thân thủ phi phàm....
Thạch Phá Thiên chỉ là một người bình thường, nói đúng hơn là cậu nhóc ăn mày, vì một lần lỡ nhìn thấy Thái Huyền Kinh mà bước chân vào con đường luyện võ học. Thạch Phá Thiên nếm trải nhiều gian khổ từ một kẻ ăn mày mới trở thành một cao thu võ lâm được kính nể.
Võ công của Thạch Phá Thiên là Thủ Kinh Đảo võ lâm, La Hán Phục Ma Thần Công, Thái Huyền Kinh, Âm Dương đối nghịch công, Đinh Gia quyền, Tuyết Sơn kiếm pháp, Kim Ô đạo pháp.