1. Toy Stories liên quan đến... cuộc diệt chủng năm 45?
Có khá nhiều "bằng chứng" hợp lý ám chỉ cả bộ phim hoạt hình này là phép ẩn dụ cho cuộc diệt chủng năm 1945 trong thế chiến 2.
Khi Andy chuẩn bị đi đại học, những đồ chơi lo lắng rằng chúng sẽ bị mang ra khỏi nhà – tương tự với việc người Do Thái bị đày ra khỏi quê hương của họ. Woody nói một bài diễn văn trước các đồ chơi giống như bài diễn văn trong bộ phim lịch sử The Pianist. Buzz Lightyear thì đề nghị các đồ chơi trốn trên gác mái - giống như cô gái Anne Frank từng làm.
Những đồ chơi bị bỏ vào một cái hộp các tông và mang tới một trường mẫu giáo, khá giống với... trại tập trung. Cuối phim còn có chi tiết các đồ chơi bị đưa đến bãi phế liệu và suýt nữa bị hỏa thiêu cùng với rác. Đen tối hơn bạn tưởng, phải không?
2. Peter Pan – Thiên thần của cái chết
Peter Pan là câu chuyện cổ tích có nhiều dị bản đáng sợ nhất, đặc biệt vào thời đại internet lên ngôi. Câu chuyện bắt đầu với "Tất cả trẻ em đều lớn lên, trừ một đứa trẻ duy nhất" - ở đây ám chỉ Peter Pan.
Trong dị bản gốc, Peter Pan giết Những cậu bé lang thang đế chúng không bao giờ lớn lên ở Neverland. Với dị bản hiện đại, mặt tối của câu chuyện này vẫn tồn tại. Ý định của Peter là bắt cóc Wendy, John, Michael tới Neverland, nơi trẻ em mãi không bao giờ lớn lên và không thể rời đi.
Có vẻ như, Peter cố dụ dỗ càng nhiều đứa trẻ tới Neverland càng tốt. Vì vậy ở dị bản đen tối này, cậu bé được gọi là "Thiên thần của cái chết" – một người vô cùng ích kỷ, nóng tính, không muốn những cô cậu bé mình mang tới rời khỏi hòn đảo này.
3. Bạch Tuyết là sự ẩn dụ cho việc nghiện hút
Thuyết âm mưu này nghe có vẻ vô lý, nhưng lại có những chi tiết ủng hộ nó. Tên của nàng công chúa Bạch Tuyết ám chỉ tới màu trắng của thuốc, và thậm chí bảy chú lùn cũng là phép ẩn dụ. Từng chú lùn đều được đặt tên theo tính cách, khớp với từng trạng thái của người nghiện. Vui Vẻ và Khó Tính tương đương rối loạn cảm xúc; Mơ Màng, Buồn Ngủ và Hắt Xì cũng là những biểu hiện của "đập đá".
Phải chăng nàng công chúa ăn phải táo độc thực ra là "đập đá" quá liều và rơi vào trạng thái hôn mê?
4. Totoro là sứ giả của cái chết, và hai chị em trong phim đã bị giết
Có nhiều lý do mà người ta tin rằng Totoro không chỉ đơn thuần là bộ phim họat hình đơn giản, dễ thương như chúng ta nghĩ. Giống như Vùng đất linh hồn (Spirit Away) được cho là ám chỉ nạn bóc lột trẻ em ở Nhật Bản, Totoro có nhiều ý nghĩa phức tạp.
Một vài người đưa ra giả thuyết rằng Totoro là sứ giả của cái chết – bất kỳ ai thấy nó đều sẽ sớm qua đời.
Khi Mei giận dữ bỏ nhà chạy ra ngoài, người dân làng chỉ tìm thấy một chiếc dép của cô bé trong ao. Tại thời điểm này, có lẽ cô bé đã chết đuối. Satsuki nói dối rằng chiếc dép không phải của em gái mình. Từ cảnh này, hai chị em không có bóng nữa.
Satsuki lên chiếc xe bus mèo để tới chỗ Mei, và không ai nhìn thấy cô bé hay cái xe bus cả. Cảnh này có nghĩa Satsuki đang dẫn mình tới vùng đất người chết, và con mèo đó là người đưa cô bé đi.
Tại bệnh viện, mẹ của hai chị em nói dường như hai cô bé đang ngồi trên cái cây đó và mỉm cười. Nếu đến để gặp mẹ, tại sao hai chị em chỉ đứng ở xa và để lại bắp ngô mà không chạy vào trong nói chuyện?
Bộ phim lấy bối cảnh ở Nhật Bản, nơi có hai vụ giết hại chị em xảy ra vào thập niên 60, mùa hạ tháng 5. Trong phim, tên của chị gái là Satsuki (tháng 5 trong tiếng Nhật), em gái là Mei (tháng 5 trong tiếng Anh). Thực tế, sau khi em gái mất tích, người chị bị sốc và liên tục nói về một con "quái vật mèo khổng lồ."