One Piece live action đã chính thức phát hành và như nhanh chóng công phá các bảng xếp hạng, tuy nhiên phim vẫn có nhiều điểm cần phải cải thiện nếu Netflix quyết định sản xuất phần 2.
Ngày 31/08 vừa qua là một cột mốc vô cùng quan trọng, không chỉ đối với các fan hâm mộ One Piece mà nó còn giúp những khán giả chưa biết hoặc đã mất niềm tin vào các manga chuyển thể thay đổi suy nghĩ. Phải nói One Piece live action dưới dự hợp tác giữa tác giả Oda cùng Netflix đã có màn ra mắt vô cùng thành công, ngoài những lời khen có cánh từ phía cộng đồng lẫn giới phê bình phim thì tác phẩm còn công phá rất nhiều bảng xếp hạng khác nhau cũng như trở thành hot search trong vài ngày trở lại đây.
Đa phần đều đánh giá phiên bản live action One Piece tiến bộ hơn rất nhiều so với các tác phẩm chuyển thể khác trên Netflix. Phần nào cũng cho thấy tác dụng từ việc tham gia trực tiếp của cha đẻ One Piece là Oda. Ngoài ra nó cũng vượt qua “lời nguyền” chuyển thể live action từ manga mà rất nhiều cái tên đình đám khác đã mắc phải. Tác phẩm được khen dễ tiếp cận đối với non-fan. Bạn hoàn toàn có thể xem với mà không cần biết trước nội dung của manga. Có thể nói One Piece live action là tác phẩm đánh dấu một cột mốc hoàn toàn mới khi giờ đây việc chuyển thể thành công một manga sang live action (do Mỹ sản xuất) không còn là điều viển vông nữa.
Tuy nhiên có khen thì ắt hẳn phải có chê, dù đã làm rất tốt nhưng cũng chẳng thể phủ nhận một sự thật là One Piece live action vẫn còn nhiều thiếu sót và một vài điểm phim có thể cải thiện nếu season 2 ra mắt.
Bỏ qua những chi tiết nhỏ nhặt thì có hai vấn đề lớn mà One Piece live action mắc phải, đầu tiên đó là về phần cốt truyện. Do chỉ có thời lượng 8 tập phim (thay vì 45 tập như trong bản anime) vậy nên các biên kịch của Netflix phải rút gọn đi rất nhiều tình tiết cũng như cắt giảm một số sự kiện thừa thãi. Tuy nhiên cũng vì thế mà một vài phân cảnh quan trọng cũng đã bị lược bỏ khiến câu chuyện truyền tải thiếu đầy đủ và làm ảnh hưởng đến cảm xúc khi theo dõi của fan hâm mộ. Điển hình như câu chuyện của hai nhân vật Usopp hay Nami đều chịu nhiều sự cắt giảm làm cho khán giả cảm thấy rằng những thay đổi trong suy nghĩ của cả hai khá thiếu thuyết phục, ngoài ra thì tình tiết Luffy gặp Zoro cũng gặp vấn đề tương tự.
Cốt truyện chỉ đóng vai trò một phần, vấn đề thứ hai và cũng là lớn nhất của bản live action đó là những cảnh hành động cùng với hiệu ứng phim. Với khán giả dễ tính thì có thể khen là đồ họa bình thường, đánh nhau ổn nhưng nếu nói một cách khó nghe thì đánh đấm trong phim chưa có lực cũng như phần đồ họa nhiều chỗ như “đấm vào mắt” (điểm hình là cảnh Arlong cùng hai tên đệ lao lên từ mặt nước tại nhà hàng Baratie). Tất nhiên vì là một series dài hơi nên dù tiền đầu tư có khổng lồ thì Netflix cũng chẳng thể dồn tất cả vào khâu đồ họa được khi còn phải lo từ chi phí sản xuất, marketing, diễn viên, âm thanh,… Nhưng hy vọng là với thành công rực rỡ của phần đầu tiên thì những phần tiếp theo (nếu có), Netflix sẽ hoàn thiện hơn nữa tác phẩm để One Piece live action thật sự xứng đáng với kỳ vọng của khán giả.
Khả năng cao là phần hậu truyện của One Piece live action sẽ không ra mắt trong tương lai gần