Giới LGBT trên màn ảnh Việt: Mãi chật vật tìm vai chính, loay hoay với thân phận "trái tim bên lề"

LGBT trên màn ảnh Việt chưa bao giờ giữ vai trò khá khẩm hơn là một hai câu đùa vừa đắng cay vừa chua chát.

Thời điểm gần đây trên Netflix có một bộ phim tên là Dash & Lily. Trong phim, cô nàng nữ chính bị bỏ lại ở nhà một mình và anh trai thì không chịu chơi với cô. Anh có một buổi hẹn hò với chàng trai khác, thế là Lily - nữ chính ngậm ngùi lánh mặt đi để cho anh mình được thoải mái. Nhìn sang màn ảnh Việt, ở một bộ phim gần đây, tại buổi họp tổ dân phố của khu chung cư, bỗng dưng có một nhân vật hét lên đòi... ủng hộ LGBT dù chả ai hỏi tới.

Cả hai phim ra mắt cùng thời điểm nhưng vai trò của nhân vật LGBT thật sự cách nhau xa. Ở đây không phải so sánh về kỹ thuật làm phim, mà là tư duy làm phim. Đối với Dash & Lily hay nhiều siêu phẩm Hollywood thời gian gần đây, chẳng hạn như The Old Guard(2020), hai nhân vật LGBT chỉ đơn giản là... nhân vật phụ chứ không mang vai trò hài lố. Họ chỉ là người anh, người đồng đội và xu hướng tính dục chỉ là cụm từ miêu tả.

Giới LGBT trên màn ảnh Việt: Mãi chật vật tìm vai chính, loay hoay với thân phận trái tim bên lề - Ảnh 1.

Nhân vật gay trong Dash & Lily chỉ giữ vai trò là người anh trai mà thôi!

Đối với màn ảnh Việt, hơn 10 năm qua chỉ có một sự chuyển biến duy nhất. Đó là cách tấu hài của giới LGBT chuyển từ... giả gái sang không giả gái. Còn tư duy lôi nhóm đối tượng LGBT ra bông đùa vẫn có rất ít thay đổi.

Giai đoạn 2010 - 2019: Giả gái bất chấp, tạo hình sượng trân nhưng vẫn làm

Trong những năm đầu của thập niên trước, LGBT hoặc cụ thể là những người cross-dressing (nam mặc đồ nữ và ngược lại) được miêu tả trên màn ảnh Việt như một đối tượng chọc cười. Thái Hoà 3 lần vào vai gay lộ, trong hai phần phim Để Mai TínhCưới Ngay Kẻo Lỡ, để gây cười. Từng có một cảnh phim trong đó, Hường (Thu Trang) tự lột đồ rồi đuổi theo đòi "thịt" Hội (Thái Hoà) không thể nào phản cảm hơn. Sau Để Hội Tính (2014), từng có một cộng đồng LGBT quyết định tuyên truyền hashtag #Hoikhongthetinh (Hội không thể tính) để phản đối. Họ cho rằng phim đang dùng hình ảnh cộng đồng LGBT để làm công cụ mua vui, thu lợi nhuận.

Giới LGBT trên màn ảnh Việt: Mãi chật vật tìm vai chính, loay hoay với thân phận trái tim bên lề - Ảnh 2.

Thái Hoà trong Để Mai Tính

Giới LGBT trên màn ảnh Việt: Mãi chật vật tìm vai chính, loay hoay với thân phận trái tim bên lề - Ảnh 3.

Cũng là Thái Hoà trong Cưới Ngay Kẻo Lỡ

Ekip Để Mai Tính (2010) đã giải thích rằng Hội là nhân vật có chiều sâu chứ không phải công cụ tấu hài. Nhưng họ cũng không cản được trào lưu giả gái mua vui trên màn ảnh kéo dài gần thập kỷ sau đó. Huỳnh Anh trong Thiên Sứ 99 (2011) xuất hiện với bộ dạng không thể sượng hơn. Bờ vai nam tính ngang phè nhưng vẫn cố gắng khoác lên chiếc váy loè loẹt. Rồi còn thảm hoạ Nàng Men Chàng Bóng (2012) với nét diễn giả lộ của Ngô Kiến Huy và Đinh Ngọc Diệp. Tác phẩm điện ảnh này còn cho rằng có thể "chữa" được đồng tính để cuối phim, nhân vật của Ngọc Diệp và Ngô Kiến Huy... yêu nhau. Đỉnh cao của tấu hài giả gái lố lăng và sượng phải kể đến Bảo Mẫu Siêu Quậy (2015) của Hiếu Hiền. Gần đây nhất, Quốc Anh và Trấn Thành cũng giả gái trongTrạng Quỳnh (2019) để giải cứu Điềm (Nhã Phương).

Giới LGBT trên màn ảnh Việt: Mãi chật vật tìm vai chính, loay hoay với thân phận trái tim bên lề - Ảnh 4.

Huỳnh Anh giả gái

Giới LGBT trên màn ảnh Việt: Mãi chật vật tìm vai chính, loay hoay với thân phận trái tim bên lề - Ảnh 5.
Giới LGBT trên màn ảnh Việt: Mãi chật vật tìm vai chính, loay hoay với thân phận trái tim bên lề - Ảnh 6.

Màn giả gái tai hoạ của Ngô Kiến Huy

Giới LGBT trên màn ảnh Việt: Mãi chật vật tìm vai chính, loay hoay với thân phận trái tim bên lề - Ảnh 7.

Và nỗ lực giả trai của Đinh Ngọc Diệp

Giới LGBT trên màn ảnh Việt: Mãi chật vật tìm vai chính, loay hoay với thân phận trái tim bên lề - Ảnh 8.
Giới LGBT trên màn ảnh Việt: Mãi chật vật tìm vai chính, loay hoay với thân phận trái tim bên lề - Ảnh 9.

Hình tượng giả gái không hề thẩm mỹ của Hiếu Hiền trong Bảo Mẫu Siêu Quậy

Giới LGBT trên màn ảnh Việt: Mãi chật vật tìm vai chính, loay hoay với thân phận trái tim bên lề - Ảnh 10.
Giới LGBT trên màn ảnh Việt: Mãi chật vật tìm vai chính, loay hoay với thân phận trái tim bên lề - Ảnh 11.

Để cứu Điềm, Quỳnh và Xẩm - hai con người tinh khôn và mưu mẹo không nghĩ ra cách nào khác ngoài giả gái

10 năm trước của màn ảnh Việt là một thời kỳ giả gái đến méo mó. Nghệ sĩ giả gái trên mọi mặt trận, lấy đủ mọi lý do. Truyền hình thì Hùng Thuận giả gái để giúp Nhan Phúc Vinh lấy lại niềm đam mê nhiếp ảnh và chọc ghẹo bạn trong Hương Bưởi (2013)? Lương Thế Thành thì giả gái trong Phục Hận (2018) để đi tìm sự thật?

Giới LGBT trên màn ảnh Việt: Mãi chật vật tìm vai chính, loay hoay với thân phận trái tim bên lề - Ảnh 12.

Hùng Thuận hoá thân thành con gái để "giải cứu" bạn thân?

Giới LGBT trên màn ảnh Việt: Mãi chật vật tìm vai chính, loay hoay với thân phận trái tim bên lề - Ảnh 13.

Lương Thế Thành từng chia sẻ, đạo diễn Nguyễn Dương khen anh diễn: "Bóng quá không thể bóng hơn được nữa" (?!)

Cần phải làm rõ, người thực hiện việc cross-dress vẫn có thể là trai thẳng, vì thế vẫn có thể phản biện rằng một số trường hợp kể trên không thuộc LGBT. Nhưng hãy thẳng thắn đi! Trai thẳng nào mà đi cross-dress để làm bảo mẫu, để đi giải cứu bạn thân, mà lại chẳng có tý thẩm mỹ nào? Mục đích của nhân vật khi giả gái thì không rõ ràng, nhưng mục đích của nhà làm phim thì không cách xa việc dùng hình ảnh người giả giới để chọc cười là bao. Và không một ai có thể cấm cản người xem liên hệ hình ảnh người giả giới với nhóm LGBT. Đó là hệ luỵ không thể kiểm soát được.

Đáng sợ thay, giai đoạn giả gái loè loẹt của phim Việt cách đây không hề xa. Mới chỉ chưa đầy 10 năm về trước.

Giai đoạn 2019 - 2020: Không còn giả lộ, LGBT vẫn bị chọc cười vì cách sống và bản dạng giới

Gần với hiện tại hơn, trào lưu giả gái của phim Việt đã dần lỗi thời nhưng không có nghĩa là LGBT "thoát nạn". Cách châm chọc của một số nhà làm phim chỉ thay đổi từ giả gái sang bản dạng giới (nôm na là cảm nhận, lựa chọn của một người về giới của họ).

Trong Trạng Quỳnh có một gã tướng cướp đồng tính chuyên... cưỡng hiếp. Gã sống ở bãi cát như một con thú dữ săn mồi. Để trừng phạt Trịnh Bá (Công Dương), người ta nhốt hắn vào cũi thả ra bãi cát, cho gã tướng cướp "ngày bảy đêm ba". Sau đó Trịnh Bá... hoá điên.

Giới LGBT trên màn ảnh Việt: Mãi chật vật tìm vai chính, loay hoay với thân phận trái tim bên lề - Ảnh 14.

Hình phạt cho Trịnh Bá là bị ép... quan hệ đồng giới?!

Với Ước Hẹn Mùa Thu (2019), cặp gay Bình (Hoàng Phi) - Phong (Duy Khánh) là hai cây hài chính. Mỗi tình tiết trong cuộc sống của họ từ chuyện "chăn gối" mỗi đêm, rồi giả gái để chọc cho Duy (Quốc Anh) lấy lại tinh thần... đều bị biến thành yếu tố châm biếm.

Giới LGBT trên màn ảnh Việt: Mãi chật vật tìm vai chính, loay hoay với thân phận trái tim bên lề - Ảnh 15.

Màn giả gái chọc cười khó hiểu của Ước Hẹn Mùa Thu

Tiệc Trăng Máu(2020) lại thể hiện sự tiếp cận ở một góc độ khác. Trong khi các nhân vật khác bị bóc phốt về cách sống như thói lăng nhăng, dối trá... thì cái bí mật "động trới" của Mạnh (Đức Thịnh) lại chính là xu hướng tính dục của anh. Việc là gay còn dẫn đến mọi thất bại trong cuộc sống của Mạnh: mất việc, không thành công... Tuy trường hợp của Mạnh vẫn khả quan hơn do đóng vai trò cốt lõi trong nội dung phim, song hình tượng và câu chuyện cuộc đời của cộng đồng LGBT trên phim Việt, tính đến Tiệc Trăng Máu, vẫn còn quá ít màu tích cực. Tuy nhiên, ở một góc độ nào đó, Mạnh chỉ cho thấy cái nhìn của xã hội về nhóm người LGBT mà không bị bôi xấu cực đoan.

Giới LGBT trên màn ảnh Việt: Mãi chật vật tìm vai chính, loay hoay với thân phận trái tim bên lề - Ảnh 16.

Vấn đề của Mạnh chỉ là đồng tính

Công bằng mà nói, soi quá gắt hình tượng LGBT trên phim có thể khiến cộng đồng này trở thành nhóm đối tượng "nhạy cảm" và chọn phương án không đề cập tới họ có vẻ sẽ an toàn hơn. Nhưng nói đi cũng phải nói lại, các đạo diễn, biên kịch chỉ cần khắc hoạ một nhân vật LGBT cho "tử tế", như cho họ được làm một người tốt hay đối xử với các nhân vật LGBT như một người bình thường. Đơn giản bởi vì họ chẳng có gì "bất thường" cả. Theo lý lẽ đó, không nhất quyết phải đóng đinh vai trò tạo tình huống, bông đùa xã hội cho một nhân vật nào cả. Nhân vật đồng tính, chuyển giới hay bất cứ ai thì cũng không nên chỉ dừng lại ở một vai diễn hài hước và mua vui.

Kết

Không phải là không có, nhưng rất hiếm khi nào phim Việt xuất hiện một nhân vật LGBT đơn thuần. Họ có thể chỉ là một người bạn, người anh mà không đi kèm với vai trò chọc cười. Thực ra mà nói, chúng ta đều luôn muốn phim Việt phát triển đến một tầm cao hơn. Nhưng với tình trạng này, ngành phim ảnh của chúng ta vẫn chỉ như đang đứng hai chân hai thuyền. Một chân ở thuyền đi phía trước, chần còn lại vẫn ở cái thuyền cũ kỹ, kì thị và không chịu tiếp nhận góc nhìn tích cực hơn về LGBT. Thế thì có tiến xa tới đâu, chúng ta cũng chỉ như mở rộng sải chân ra chứ không thực sự phát triển về phía trước.

Nguồn ảnh: Tổng hợp