1. Tù Ngưu
Tù Ngưu là đứa con đầu tiên, có hình dạng như con rồng nhỏ, đầu mọc sừng giống kỳ lân, vảy vàng. Tù Ngưu thích nghe đàn, mê nhạc nên thường hay ngự trên đầu dóng đàn. Cũng vì vậy mà trên các cây cổ cầm thường được trang trí bằng hình tượng Tù Ngưu.
2. Nhai Tệ
Nhai Tệ là đứa con thứ hai và cũng là đứa con có tính tình hiếu sát nhất của Long Vương. Nhai Tệ có hình phần đầu giống chó sói, hai sừng rồng mọc dài về phía lưng, ánh mặt rất hung hãn. Các binh khí thời xưa thường lựa chọn Nhai Tệ để trang trí vì vừa sang trong, đẹp mắt lại vừa thể hiện ý nghĩa hiếu chiến, cuồng sát, giúp tăng thêm sát khí.
3. Trào Phong
Theo thứ tự, Trào Phong đứa con thứ ba. Trào Phong thích sự nguy hiểm, lại có tầm nhìn xa và hay leo trèo trên cao. Thế nên, với niềm tin mãnh liệt sẽ giúp trông chừng hỏa hoạn, xua đuổi tà ma, rước điều may mắn mà thời phong kiến, chỉ có hoàng gia mới được trạm hình Trào Phong lên đầu cột hoặc góc mái,...
4. Bồ Lao
Bồ Lao là đứa con thứ tư. Linh vật này có hình dạng giống con rồng đang cong mình, dù là con của Long Vương và ở ven biển nhưng lại rất sợ cá voi. Mỗi khi gặp cá voi, Bồ Lao thường la hét kinh hoảng mà bỏ chạy. Bồ Lao kêu lớn đến nỗi người ta đã đúc hình nó lên quai chuông với mong muốn tiếng chuông sẽ vang xa như tiếng kêu kinh hoảng của nó.
5. Toan Nghê
Toan Nghê hay còn gọi là Kim Nghê hoặc Linh Nghê. Linh thú này có hình dạng mình sư tử, đầu rồng. Toan Nghê thích ngồi yên, ưa khói lửa nên thường được đúc trang trí trên nắp lò đốt hương trầm.
6. Bá Hạ
Bá Hạ còn được gọi là Bí Hí, Thạch Long Quy,... đúng như tên gọi, Bá Hạ có hình dáng giống con rùa, đầu rộng và sở hữu sức mạnh kinh hồn. Linh thú này khỏe đến mức có thể cõng cả một trái núi lớn trên lưng. Nhiều truyền thuyết kể lại, Bá Hạ từng cõng Tam sơn Ngũ nhạc mà nổi gió tạo sóng lớn.
Vua đầu tiên của nhà Hạ là Hạ Vũ đã thu phục Bá Hạ và dùng nó trong việc trị thủy. Sau này, để ngăn Bá Hạ đi gây họa, Hạ Vũ đã cho làm tấm bia cực lớn ghi lại công trạng của Bá Hạ rồi để nó cõng. Cũng vì điển tích này mà người ta thường chạm hình Bá Hạ dưới chân cột hoặc chân bia với mong muốn sẽ vững chắc, trường tồn.