Sau đoạn teaser gây tranh cãi khi dùng bảng hiệu chữ Quốc ngữ thay vì Hán hoặc Nôm, đạo diễn của phim điện ảnhKiều - nữ diễn viên Mai Thu Huyền đã lý giải "muốn làm một bộ phim thuần Việt". Lời nhận định của đạo diễn đã nhận về khá nhiều sự bất đồng từ phía khán giả. Nhìn chung, đạo diễn Mai Thu Huyền đưa ra lý lẽ "nhảy cóc" ba thời kỳ, cách nhau tầm 200 trăm năm và từ đoạn nhảy cóc này, cô thay thế chữ Quốc ngữ thành thứ đại diện cho sự "thuần Việt".
Mai Thu Huyền - đạo diễn dự án Kiều
Mọi chuyện xoay quanh tấm biển đề chữ "Lạc Uyển Lâu" viết bằng chữ Quốc ngữ với font chữ thư pháp. Phát biểu của đạo diễn Mai Thu Huyền hình như chưa hiểu rõ văn hóa, cũng như nhầm lẫn việc áp dụng chữ Quốc ngữ là "thuần Việt"?
Phát biểu của Thu Huyền (Nguồn ảnh: chụp từ NS)
Đạo diễn Mai Thu Huyền đã đưa ra hai lý lẽ vô cùng phi logic. Chữ Quốc ngữ được phát triển từ những năm 1621. Đại thi hào Nguyễn Du ra đời năm 1765 và ông viết Truyện Kiều vào khoảng những năm 1814. Nhưng bối cảnh văn học - lịch sử nơi Kiều xuất hiện là vào thời vua Gia Tĩnh Đế, thời nhà Minh (1521-1567) tức trước thời chữ Quốc ngữ ra đời từ 50-100 năm. Nếu muốn tái hiện Truyện Kiều, thì các ngôn ngữ trong phim phải là chữ Hán hoặc chữ Nôm. Bởi đơn giản, bối cảnh của Kiều chưa hề có ai phát minh ra tiếng Việt Latin cả. Đạo diễn Mai Thu Huyền "nhảy cóc" từ thời điểm chữ Quốc ngữ ra đời, đến thời đại của cụ Nguyễn Du và từ đó nhảy thêm bước nữa vào bối cảnh lịch sử của Kiều. Chưa hết, lý giải của cô còn không hợp lý bởi ngay cả bản thân cụ Nguyễn Du cũng không dùng chữ Quốc ngữ để biên soạn Kiều và bối cảnh chính xác mà đoàn phim phải phục dựng là không gian bên trong câu truyện của nhân vật Thúy Kiều, chứ không phải không gian lịch sử của cụ Nguyễn Du, lại còn sử dụng loại ngôn ngữ cụ đã không dùng để viết Truyện Kiều?
Ký tự Latin là không phù hợp trong bối cảnh văn học của Kiều.
Thứ hai, bảng chữ cái Latin "A-B-C" không phải là chữ "Thuần Việt". Nó được phát triển bởi các giáo sĩ người Bồ Đào Nhà nhằm giúp ích cho việc truyền đạo vào những năm đầu thế kỷ 17. Vậy bảng chữ cái được phát triển bởi người Bồ Đào Nha thì dĩ nhiên không thể "thuần Việt". Tương tự, nếu dựa trên quan điểm mà đạo diễn Mai Thu Huyền đưa ra thì các nước dùng ký tự Latin như: Anh, Mỹ và phần lớn châu Âu đều khá là "thuần Việt". Đạo diễn Mai Thu Huyền lo rằng chữ Nôm khá giống chữ Hán nhưng cô lại không lo chữ Quốc ngữ khá giống tiếng Anh, Pháp, Bồ Đào Nha v.v... Thế thì lại chẳng có gì "thuần Việt". Tương tự, chữ Nôm lại là ngôn ngữ được phát triển bởi chính người Việt, tuy là dựa trên chữ Hán và có nét hao hao giống nhưng ít ra nó còn được phát triển cha ông chúng ta.
Bảng chữ Nôm - nét chữ đáng ra phải xuất hiện trên biển "Lạc Uyển Lâu"
Tóm lại chữ Nôm vốn là ngôn ngữ gốc trong Truyện Kiều và đây cũng là thứ tiếng mang tính "thuần Việt" hơn cả bảng chữ cái Latin. Nếu đạo diễn Mai Thu Huyền muốn phục dựng một tác phẩm thuần Việt nhất có thể, thì có lẽ cô nên cân nhắc về việc sử dụng bảng chữ Nôm vào các cảnh phim của mình. Chúng tôi đang liên lạc NSX cho những phản hồi xác đáng trong thời gian sớm nhất.
Teaser đầu tiên của Kiều
Kiều dự kiến sẽ ra mắt khán giả vào năm 2021.
Nguồn ảnh: Tổng hợp