Trong số các văn thần của Tào Tháo, Tuân Úc có tài phò tá, một mình gánh vác được một mảng công việc.
Quách Gia mưu lược xuất chúng, hơn nữa còn là người trẻ tuổi nhất trong thế lực của Tào Tháo, bởi vậy Tào Tháo vô cùng quý mến.
Vậy mà nhắc đến Tuân Du, tuy mọi người đều rất quen thuộc, nhưng lại chẳng mấy hiểu về người này. Tuy ông là cháu họ của Tuân Úc, nhưng còn lớn hơn Tuân Úc sáu tuổi. Khi quy phục Tào Tháo, Tuân Du đã bốn mươi tuổi, ít hơn Tào Tháo hai tuổi.
Trong thời đại đuổi thọ con người khá ngắn ngủi ấy, Tuân Du có thể gọi là ông rồi. Vả lại phản ứng của nhân vật này có vẻ như không hề nhanh nhạy, bản thân Tào Tháo cũng nói Tuân Du "ngu không ai bằng". Thế nhưng điều khó hiểu là, dù miệng nói vậy, người đứng đầu tập đoàn Tạo Ngụy lại vẫn dùng Tuân Du, chọn ông ta làm mưu sĩ cho mình.
Suy cho cùng, nguyên nhân của việc này là gì?
Thời trẻ, Tuân Du từng đi theo Hà Tiến bôn ba một thời gian, về sau Hà Tiến thất bại, Tuân Du bị Đổng Trác nhốt vào đại lao. Sau khi Đổng Trác chết, Tuân Du mới quay về nhà.
Khi ấy Tào Tháo nghe theo kế hoạch của Tuân Úc, rước vua đến Hứa Đô. Đồng thời ông còn viết thư cho Tuân Du, gọi ông tới bày mưu tính kế cho mình.
Quách Gia (trái) và Tuân Du (phải) được cho là hai chủ mưu chiến thuật trong tay Tào Tháo.
Bắt đầu từ năm 196, cho đến tận khi qua đời vào năm 214, Tuân Du đã làm việc cho Tào Tháo 19 năm.
"Tam quốc chí" có chi chép rằng trong 19 năm ấy, Tuân Du đã đề xuất cho Tào Tháo 12 kế hoạch xuất sắc! Vậy 12 kế sách đó là gì?
"Tam quốc chí" và các sách sử đều không ghi chép lại đầy đủ, chỉ liệt kê ra vài điều trong số ấy:
1. Khuyên Tào Tháo mặc kệ Trương Tú, đánh Lã Bố trước.
Nếu như tấn công Trương Tú, Lưu Biểu chắc chắn sẽ tới chi viện. Nếu như mặc kệ, vậy thì quân từ bên ngoài tới của Trương Tú và quân Lưu Biểu không thể yên ổn với nhau.
Kết quả là Tào Tháo không nghe theo. Sau khi khởi binh, Tào Tháo đánh Trương Tú trước. Về sau Trương Tú lại tiếp tục nổi loạn, gây hại một vùng. Tào Tháo tiếp thu đề xuất của Tuân Du, đánh hạ Từ châu trước, rồi sau đó Trương Tú đã tự mình đến đầu hàng.
2. Ở trận Bạch Mã, Tuân Du đã hiến kế giương Đông kích Tây. Ông khuyên Tào Tháo đem quân đến Diên Tân trước, phân tán binh lực của Viên Thiệu, sau đó đội kỵ binh nhẹ đánh úp thành Bạch Mã. Trận này chém chết được Nhan Lương, phá vòng vây cho Bạch Mã.
3. Sau khi chém chết Nhan Lương, Tào Tháo lại gặp phải sự tấn công của Văn Xú. Tuân Du khuyên Tào Tháo để lại đồ quân nhu và ngựa, tặng cho quân của Văn Xú.
Kết quả quân của Văn Xú bị rối loạn đội hình do tranh giành chiến lợi phẩm, Tào Tháo thừa thế tấn công, Văn Xú tử trận.
Tranh vẽ chân dung Tuân Du.
4. Hứa Du đến đầu hàng, hơn nữa còn khuyên Tào Tháo đánh úp Ô Sào. Tào Tháo hơi do dự, chỉ có Tuân Du và Giả Hủ ngay lập tức khuyên Tào Tháo rằng kế hoạch này không ổn.
5. Sau khi Viên Thiệu chết, thế lực Hà Bắc về cơ bản tan rã, người dưới quyền Tào Tháo đều khuyên ông tạm thời để mặc Hà Bắc, tấn công Lưu Biểu ở phía Nam trước, vậy là có thể bình thiên hạ.
Còn Tuân Du và Tuân Úc lại cho rằng nên nhân cơ hội tiêu diệt toàn bộ quân Viên Thiệu. Nếu như đợi họ lấy lại sức, tới lúc ấy muốn diệt trừ tận gốc sẽ chẳng còn dễ dàng nữa. Kết quả là Tào Tháo nghe theo, đem quân bình định phía Bắc.
Trong số những kế sách Tuân Du đã hiến cho Tào Tháo được ghi chép lại đại khái chỉ có 5 điều trên.
Rốt cuộc Tuân Du có thực sự "ngu không ai bằng" hay không?
Vậy tại sao những kế Tuân Du hiến lại không được ghi chép lại? Điều này có liên quan tới cụm từ "ngu không ai bằng" mà Tào Tháo vẫn nói không?
Khi ấy Tuân Du là nhân vật nòng cốt trong số các mưu thần của Tào Tháo, nắm trong tay rất nhiều chuyện cơ mật, nhưng Tuân Du chưa từng nói lại những kế hoạch này với người ngoài, cho dù có là người thân cận nhất cũng không biết đến.
Từng có một người anh em họ đến tìm Tuân Du nói mấy việc vặt trong nhà, muốn hỏi xem ông đã giúp Tào Tháo lấy được vùng Ký châu như thế nào, Tuân Du chỉ trả lời rằng: "Tân Tì đến xin hàng thay cho Viên Đàm, Tào công chỉ dẫn quân qua là bình định được! Những chuyện khác sao mà ta biết được."
Trong mắt người ngoài, Tuân Du là một ông già ngu ngơ, nhưng trên thực tế ông lại làm được việc không để lộ chút nào về chuyện cơ mật.
Hành động ấy đã bảo vệ được đất nước, đồng thời cũng bảo vệ được người nhà!
Tào Tháo đánh giá về Tuân Du như sau: "Công Đạt bên ngoài ngu xuẩn bên trong trí tuệ, bên ngoài nhát gan bên trong dũng cảm, bên ngoài yếu đuối bên trong mạnh mẽ, không phô tài, không khoe công, trí tuệ tầm thường, ngu không ai bằng!"
Có lẽ so về trí khôn, Tuân Du không phải là người mạnh nhất, nhưng nếu như so về giả bộ hồ đồ, có lẽ không ai ra vẻ thắng được Tuân Công Đạt! Đó cũng là trí tuệ lớn ở đời.