Nhóm máu trong anime để làm gì và vì sao các nhân vật cần điều này?

https://www.cbr.com/anime-blood-types-explained/

Có rất nhiều cách mà chúng ta dùng để đánh giá tính cách của con người. Cung mệnh là một trong những cách phổ biến nhất, khi người ta dùng các hành tinh và ngôi sao dựa trên ngày sinh để đánh giá tính cách của mỗi người. Hào quang xung quanh mỗi người là một cách khác, khi màu sắc cũng là một cách để định vị một người khác.

Nhóm máu trong anime để làm gì và vì sao các nhân vật cần điều này? - Ảnh 1.

Dù vậy, người Nhật lại chọn một cách khác - dùng nhóm máu. Thật vậy, trong các bộ anime nổi tiếng của xứ sở hoa anh đào, các nhà làm phim rất hay dùng nhóm máu để nói về tính cách con người. Một ví dụ điển hình là trong Lucky Star, các nhân vật đã từng ngồi lại với nhau để nói về nhóm máu giống như cách chúng ta nói về cung mệnh vậy.

Theo thống kê từ motto-japan , việc dùng nhóm máu để định vị tính cách bắt đầu xuất hiện từ khoảng năm 1916, dựa trên một nghiên cứu của tiến sĩ Kimata Hara. Mặc dù vậy, nó chỉ thực sự nổi tiếng vào năm 1925. Nhà nghiên cứu Takeji Furukawa đã đưa ra nghiên cứu cá nhân của bản thân về việc bài kiểm tra của các trường nên đánh giá tính cách của một học sinh có nên nhận họ hay không. Giả thuyết này trở nên phổ biến cho đến những năm 1970 khi Masahiko Nomi, một người ủng hộ học thuyết của Furukawa, xuất bản cuốn sách của riêng họ về các nhóm máu xác định tính cách.

Nhóm máu trong anime để làm gì và vì sao các nhân vật cần điều này? - Ảnh 2.

Theo đó, nhóm máu A là để nói về những người cực kỳ có tổ chức, gọn gàng, sạch sẽ, nhút nhát và đáng tin cậy. Họ là những người trầm lặng, thích làm mọi việc cho người khác, nhưng dễ bị căng thẳng. Họ cũng là kẻ mà mọi người tìm đến để xin lời khuyên hoặc nhờ làm trung gian hòa giải. Có thể nói rằng, tính cách nhóm A là những người hòa giải tốt và "dĩ hòa vi quý". Ami Mizuno, thủy thủ sao Thủy là một ví dụ điển hình cho nhóm máu này. 

Nhóm máu trong anime để làm gì và vì sao các nhân vật cần điều này? - Ảnh 3.

Trong khi đó, nhóm máu B lại là những người sáng tạo, tò mò, chỉ muốn học hỏi, nhưng họ sẽ phá vỡ các quy tắc khi làm như vậy. Họ có thể thích nghi và suy nghĩ bên ngoài của hộp. Họ cũng bốc đồng và khó đoán, nhanh chóng đánh rơi mọi thứ để không còn giữ được sở thích của mình. Vì điều này, họ bị cho là thiếu trách nhiệm, liều lĩnh và nhiều phần bộc trực. Giáo viên chủ nhiệm được yêu mến của My Hero Academia, Shota Aizawa, thuộc loại này.

Nhóm máu trong anime để làm gì và vì sao các nhân vật cần điều này? - Ảnh 4.

Tiếp đến là nhóm AB, đây là sự kết hợp của hai tính cách trước đó, mang các khía cạnh của cả hai. Họ được coi là kỳ lạ, xa cách và khó đọc vị. Nhóm máu này không phổ biến ở Nhật Bản, điều này càng khiến họ nổi bật hơn. Họ có tất cả các điểm mạnh là hướng ngoại và ham học hỏi, nhưng họ cũng hay do dự và không ổn định. Mikasa Ackerman trong Attack on Titan là một ví dụ có nhóm máu AB.

Nhóm máu trong anime để làm gì và vì sao các nhân vật cần điều này? - Ảnh 5.

Nhóm cuối cùng là nhóm máu O, được coi là những nhà lãnh đạo bẩm sinh và "vác tù và hàng tổng", bất kể chuyện gì xảy ra. Nhóm O rất thô lỗ, nhưng họ không ác ý. Đây là những người mang tính cách thủ lĩnh và thậm chí làm việc ở những vị trí quan trọng. Họ rất lạc quan và hay nhìn vào điểm tích cực của mọi người, nhưng lại gặp khó khăn khi thể hiện bản thân. Nico Robin trong One Piece chính là một nhóm O điển hình.